Đố là hầm trú ẩn đề pḥng chiến tranh hạt nhân ít người biết ở gần Vũ Hán. Trước đây Trung Quốc từng xây mạng lưới đường hầm bí mật gần Vũ Hán, làm nơi đặt trụ sở chỉ huy của quân đội trong trường hợp chiến tranh hạt nhân nổ ra. Nay th́ sao?
Hầm trú ẩn được xây dựng từ năm 1969.
Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Liên Xô đạt đến mức đỉnh điểm, viễn cảnh về một cuộc chiến tranh hạt nhân khi đó đến gần hơn bao giờ hết.
Lănh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông ra lệnh xây dựng hàng loạt cơ sở ngầm dưới ḷng đất để làm nơi trú ẩn cho người dân và giới lănh đạo quân sự.
Mạng lưới đường hầm nổi tiếng nhất là thành phố dưới ḷng đất ở Bắc Kinh, nhưng có một công tŕnh ngầm ít được biết đến hơn, đó là Dự án 131 gần Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, theo Express.
Mạng lưới đường hầm trải dài trên phạm vi 456 mét.
Cách Vũ Hán khoảng 80km, mạng lưới đường hầm này trải dài 456 mét. Ngày 31.1.1969, giới lănh đạo Trung Quốc phê duyệt dự án xây dựng mạng lưới hầm ngầm làm trụ sở chỉ huy quân đội. Tên gọi Dự án 131 lấy từ ngày 31.1.
Hoàng Vĩnh Thắng (Huang Yongsheng), Tổng tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, là người trực tiếp chỉ đạo dự án. Hoạt động xây dựng diễn ra ngay lập tức.
Mạng lưới hầm ngầm được xây dựng bao gồm pḥng họp, văn pḥng cho tư lệnh quân đội và trung tâm liên lạc. Các công tŕnh này được xây dựng bên dưới một ngọn núi.
Hầm ngầm được xây dựng trong 2 năm th́ bị bỏ hoang.
Nhưng chỉ sau hai năm, có một biến cố xảy ra khiến mạng lưới hầm ngầm bị bỏ hoang. Lâm Bưu, nhân vật quyền lực số 2 Trung Quốc khi đó lên kế hoạch ám sát Mao Trạch Đông nhưng bất thành và tướng Hoàng Vĩnh Thắng cũng bị liên đới.
Mạng lưới hầm ngầm xây dựng dở dang bị lăng quên suốt hàng thập kỷ cho đến khi chính quyền địa phương biến nơi này thành địa điểm du lịch.
Trên mặt đất là nơi đặt một khách sạn, pḥng họp, bảo tàng lưu giữ hiện vật từ thời Mao Trạch Đông và một khu vườn. Du khách được phép xuống hầm ngầm, đi bộ qua hầu hết những căn pḥng bỏ không, ngoại trừ một số khu vực cụ thể bị chặn lại.
Căn pḥng là trung tâm liên lạc dưới hầm ngầm.
Ngày nay, mạng lưới đường hầm này vẫn được coi là công tŕnh quân sự và người nước ngoài không được phép vào trong.
Ở thời điểm năm 1969, căng thẳng giữa Trung Quốc và Liên Xô leo thang chưa từng thấy. Một loạt các cuộc đụng độ quy mô nhỏ xảy ra ở biên giới.
Mối quan hệ căng thẳng này vẫn được duy tŕ cho đến khi Liên Xô sụp đổ năm 1991.
Mạng lưới đường hầm ngày nay trở thành khu du lịch.
Trái ngược với số phận của hầm ngầm ở Vũ Hán, mạng lưới hầm ngầm ở Bắc Kinh được xây dựng một cách hoàn chỉnh, quy mô như một thành phố ngầm dưới ḷng đất. Ước tính 30 vạn người dân Bắc Kinh đă tham gia vào dự án xây dựng.
Hầm ngầm có tới 10.000 boongke, nhà hàng, rạp chiếu phim, nhà kho, nhà máy và có đủ điều kiện sinh hoạt cho người dân trong trường hợp chiến tranh hạt nhân nổ ra. Ở thời điểm đó, Trung Quốc cho rằng mạng lưới hầm ngầm ở Bắc Kinh đủ chỗ cho toàn bộ dân cư ở khu trung tâm, ước tính lên tới 6 triệu người.
Thành phố ngầm ở Bắc Kinh chưa từng được sử dụng cho mục đích tránh bom hạt nhân. Đến giai đoạn những năm 1980, người dân địa phương được giao quản lư một số đoạn của thành phố ngầm, biến thành văn pḥng và cửa hàng.
VietBF@ sưu tầm.