Trong khi người Mỹ ở Việt Nam ủng hộ Trump tin chắc vào lựa chọn của ḿnh, người bầu cho Biden lại không đặt kỳ vọng cao nếu ông đắc cử.
"Tôi đă bỏ phiếu bầu tổng thống Mỹ trên website được bảo mật của bang Nevada vào đầu tháng 10", Blonder, một người Mỹ đang sống ở Hà Nội, nói với *********.
Blonder cho biết anh nhận được lá phiếu của ḿnh qua email sau khi đăng kư tại bang Nevada, một trong 13 bang chiến trường trong bầu cử tổng thống Mỹ năm nay. Đề cao tính thuận tiện của việc bỏ phiếu qua mạng internet, Blonder ước có thể được chọn cách này nếu có mặt ở Mỹ.
32 bang và Quận Colombia đưa ra một số h́nh thức bỏ phiếu qua mạng như fax, e-mail hoặc qua một cổng online. Đa phần các cơ quan của bang phối hợp với các công ty công nghệ để tiến hành bầu cử qua mạng nhưng chỉ giới hạn với những trường hợp đặc biệt như quân nhân hoặc dân thường sống ở nước ngoài, theo CNBC.
Trong mùa hè, Blonder đă bỏ phiếu cho hơn 60 ứng viên trong bầu cử sơ bộ và được chính quyền bang Nevada xác nhận "đă nhận phiếu" trong ṿng một tuần. Tuy nhiên, trong bầu cử tổng thống hiện nay, lần gần nhất Blonder kiểm tra th́ lá phiếu của anh vẫn chưa được gửi đi. Anh hiểu rằng "t́nh trạng lá phiếu của ḿnh có thể sẽ không hiển thị cho đến sau ngày bầu cử 3/11", v́ có quá nhiều cử tri bỏ phiếu vắng mặt trong năm nay do ảnh hưởng của Covid-19.
"Đôi khi lá phiếu của cử tri được xác nhận sau ngày bầu cử, quá muộn để gửi lại. Đó sẽ là vấn đề", Blonder nói.
Với Benjamin Shears, một người Mỹ cũng đang sống ở Việt Nam, quy tŕnh bỏ phiếu suôn sẻ hơn, khi lá phiếu của anh hiện được chính quyền bang Tây Virginia xác nhận qua email là "đă được tính". Shears bỏ phiếu từ ngày 22/10 bằng cách gửi fax lá phiếu đến văn pḥng nhận phiếu của Tây Virginia, một trong 22 bang nghiêng về phía đảng Cộng ḥa. Vấn đề duy nhất mà Shears từng lo lắng là anh phải gửi phiếu về Mỹ đúng hạn, trong khi các văn pḥng nhận phiếu chỉ mở cửa vào một số khung giờ nhất định, theo quy định giăn cách để pḥng tránh Covid-19. Và số lượng nhân viên của văn pḥng cũng ít hơn so với điều kiện thông thường.
"Có khó khăn nhưng không quá tệ. Nếu không gửi sớm, tôi không chắc ḿnh có thực hiện được việc này hay không", Shears nói, nhưng không tiết lộ ủng hộ ứng viên nào.
Theo Chuck Searcy, một cựu binh Mỹ sống tại Việt Nam lâu năm, ông đă gửi phiếu bầu tổng thống vào giữa tháng 10, bằng h́nh thức gửi thư đến bộ phận lănh sự của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội. Lá phiếu của Searcy, cùng với các phiếu khác, được gửi về Mỹ trong danh mục ngoại giao và sẽ được đếm trong ngày bầu cử 3/11. Ông cho biết quy tŕnh bỏ phiếu năm nay rất thuận tiện.
Trên website của Chương tŕnh Hỗ trợ bầu cử liên bang Mỹ (FVAP), các cử tri ở bên ngoài nước này được hướng dẫn cách thức bỏ phiếu bầu cử tổng thống từ xa. Họ có thể gửi phiếu bầu về Mỹ bằng h́nh thức qua bưu điện, fax hoặc email. Các công dân Mỹ ở Việt Nam có thể nộp phiếu tại Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội hoặc Tổng lănh sự quán tại TP HCM.
Theo Gregory Dolezal, Chủ tịch Nhóm Dân chủ ở Việt Nam (Democrat Abroad Vietnam - DA ), mỗi bang có quy định nhận lại phiếu bầu của cử tri khác nhau (qua bưu điện, email, fax hay bỏ phiếu qua mạng), nhưng đa số chấp nhận việc gửi qua bưu điện. Năm nay, DA đă hỗ trợ hàng trăm người bỏ phiếu trong số khoảng 100.000 người Mỹ đang sống ở Việt Nam. Dolezal cho rằng dịch vụ gửi thư của Mỹ có thể bị đ́nh trệ do tác động của Covid-19, do đó chuyển phát nhanh có thể là cách thức duy nhất cho người Mỹ chưa gửi phiếu vào cuối tháng này.
Trong khi đó đại diện Tổ chức Cộng hoà tại Việt Nam (Republican Oversea - RO Vietnam) từ chối cung cấp thông tin và đánh giá về hoạt động của cử tri ở Việt Nam.
Gần 70 triệu người Mỹ đă bỏ phiếu sớm bầu tổng thống, bằng một nửa tổng số phiếu bầu năm 2016, Dự án Bầu cử Mỹ của Đại học Florida công bố hôm 27/10. Người dân nhanh chóng bỏ phiếu bầu tổng thống năm nay do lo ngại tụ tập đông người vào ngày bầu cử 3/11, khi đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở Mỹ. Việc người Mỹ đổ xô đi bỏ phiếu sớm khiến các chuyên gia dự đoán cuộc bầu cử năm nay sẽ thu hút khoảng 150 triệu người đi bầu, mức cao chưa từng thấy, chiếm 65% cử tri hợp lệ, tỷ lệ cao nhất trong hơn 100 năm qua.
Cuộc đua vào Nhà Trắng đă bước vào chặng cuối cùng khi hai ứng viên Trump và Biden đă kết thúc buổi tranh luận cuối hôm 23/10. Hai ứng viên đang nỗ lực lôi kéo cử tri tại các bang chiến trường quan trọng và thể hiện các lập trường chính sách của ḿnh.
Cử tri Mỹ bỏ phiếu tại bang New Hampshire ngày 8/9. Ảnh: AP.
Bày tỏ quan điểm về bầu cử 2020, Jason Adams, một người đang sống ở TP HCM, cho biết anh ủng hộ Tổng thống đương nhiệm Trump tái đắc cử. 4 năm qua ông Trump đă giảm thuế cho người dân, giảm các quy định cho doanh nghiệp, chưa từng khởi đầu một cuộc chiến tranh mới, cứng rắn với Trung Quốc và cải thiện quan hệ của Mỹ với nhiều quốc gia. Trước khi Covid-19 xuất hiện, Mỹ có nền kinh tế tăng trưởng mạnh, tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp kỷ lục.
Adams sẽ gửi phiếu bầu của ḿnh đến Tổng lănh sự quán Mỹ tại TP HCM vào ngày 30/10, từ đó nó sẽ được gửi về Mỹ. Theo quy định của bang Washington, phiếu của công dân ở nước ngoài là hợp lệ nếu được bưu điện đánh dấu "gửi đi vào ngày 3/11".
Nếu Trump có nhiệm kỳ thứ hai, Adams trông đợi nền kinh tế Mỹ sẽ trở lại thời kỳ tốt đẹp như trước đại dịch và Washington sẽ có các thoả thuận thương mại công bằng, không có cuộc chiến nào. Anh cũng mong Mỹ sẽ giảm nợ quốc gia và thông qua dự luật giới hạn nhiệm kỳ của các nghị sĩ.
Về cách xử lư Covid-19, Adams cho rằng Tổng thống bị hạn chế quyền với các biện pháp đeo khẩu trang, phong toả và tiêm vaccine bắt buộc, v́ đó là trách nhiệm của chính quyền bang. Chính quyền liên bang chỉ có thể đảm bảo việc nghiên cứu các biện pháp điều trị và vaccine được thực hiện an toàn, nhanh chóng để đưa vào sử dụng.
Cũng ủng hộ Trump, một người Mỹ giấu tên đang sống ở Việt Nam, đến từ bang California, cho biết Tổng thống đương nhiệm quan tâm đến các doanh nghiệp nhỏ bằng cách loại các quy định của chính quyền Obama, áp lệnh trừng phạt Trung Quốc. Anh kỳ vọng Trump khi đắc cử sẽ tiếp tục xóa bỏ các chính sách tồi, gây lăng phí tiền thuế, ngăn chặn các nghị sĩ kiếm lời từ các nhóm vận động hàng lang. Cử tri này cho rằng việc kiểm soát Covid-19 cần tính đến sự hợp lư, những người bị nhiễm bệnh nên ở nhà, c̣n các trường học, cơ sở kinh doanh, nhà hàng nên được hoạt động.
Tuy nhiên, Searcy, một trong những người bỏ phiếu cho Biden, cho hay ứng viên đảng Dân chủ có nhiều kinh nghiệm, có chính sách ổn định và có năng lực phù hợp làm tổng thống. Searcy trông đợi Biden có thể giúp đưa nước Mỹ trở lại "thời kỳ b́nh thường", thúc đẩy định hướng bảo vệ môi trường, có chính sách ḥa b́nh với các nước, thay đổi chính sách y tế để ngăn chặn dịch hiệu quả. Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận hơn 9 triệu ca nhiễm và hơn 230.000 ca tử vong do nCoV. Searcy tin rằng dù ai là tổng thống tiếp theo, quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam sẽ không thay đổi nhiều. Hai nước có nền tảng hợp tác vững chắc, dựa trên sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, cùng chia sẻ mục tiêu v́ ḥa b́nh và thịnh vượng.
Blonder cho biết Biden không phải ứng viên ưa thích của anh từ bầu cử sơ bộ, nhưng hiện ông là lựa chọn tốt nhất. Blonder không đồng t́nh với tất cả các chính sách của Biden, nghi ngờ khả năng tạo ra nhiều thay đổi của ông, khi phe Cộng ḥa chiếm đa số ở thượng viện. Kể cả khi phe Dân chủ giành ưu thế, Biden cũng sẽ chỉ đạt được những tiến triển nhỏ.
"Tôi không đặt kỳ vọng quá cao vào Biden, nhưng ít nhất ông sẽ khiến chính trị là điều tôi không phải nghĩ đến mỗi khi thức dậy. Đó là sẽ khởi đầu tốt đẹp", Blonder nói.
Theo Mark Ashwill, một nhà giáo dục người Mỹ sống ở Việt Nam từ 2005, hai ứng viên Trump và Biden đang thể hiện sự tương phản rơ rệt. V́ thế lư do thuyết phục nhất để bỏ phiếu cho Biden là v́ ông "không phải Trump".
Đến Việt Nam làm việc từ 2019, Hannah Smith cho biết đây là năm đầu tiên cô quyết định không bỏ phiếu bầu tổng thống Mỹ. Nguyên nhân là Biden không đủ sức "hấp dẫn" với cử tri, không coi trọng đúng mức vấn đề biến đổi khí hậu và bất b́nh đẳng ở Mỹ. Trong khi đó, cô không ủng hộ một số chính sách của Trump, như xử lư đại dịch kém và quá khắt khe với người nhập cư.
"Tuy nhiên tôi dự đoán Trump sẽ thắng trong cuộc bầu cử này, v́ Biden thiếu năng lượng mà Tổng thống đương nhiệm đang có", Smith nói.