Nhiều khi tinh khôn mới nhận ra được kẻ tiểu nhân, đó là người không cùng đẳng cấp với mình, nên khi nói chuyện không tranh cãi là trí tuệ.
Gặp tiểu nhân, phải tinh khôn
Chuyện xưa kể lại, một lần khi Khổng Tử đang nghỉ trưa, thì nghe thấy tiếng cãi nhau om sòm bên ngoài.
Tử Cống, học trò của Khổng Tử, khi đó đang tranh cãi với một người về vấn đề là một năm có 3 hay 4 mùa. Hai không ai chịu nhường ai, tranh cãi tới cùng, đến mức tía tai đỏ mặt.
Tử Cống cho rằng một năm có 4 mùa, nói người còn lại ngang ngược. Người còn lại lại kiên quyết rằng một năm chỉ có 3 mùa, nói Tử Cống ăn nói linh tinh.
Không Tử nghe xong, đi từ phòng nghỉ ra, Tử Cống bức xúc muốn nhờ thầy nói lý hộ mình. Vậy nhưng, Không Tử bất ngờ phán: "1 năm chỉ có 3 mùa."
Người kia nghe xong vui vẻ hành lễ với Khổng Tử rồi cười đắc ý ra về. Tử Cống tủi thân, rõ ràng là hắn ta sai nhưng sao sư phụ lại đứng về phía hắn.
Khổng Tử đáp: "Châu chấu nơi đồng ruộng sinh ra vào mùa xuân, chết vào mùa thu thì làm sao thấy được mùa đông. Tranh cãi với người vô năng, há chẳng phải cực kỳ vô ích sao?
Tranh cãi với những người như vậy là ngốc, sai không ở đối phương, mà là do bạn hồ đồ. Gặp tiểu nhân, phải tinh khôn, nói chuyện với người không cùng đẳng cấp với mình, không tranh cãi là trí tuệ.
3 điều quan trong nữa cần nhớ khi đối diện với kẻ tiểu nhân:
1. Không nhân nghĩa với kẻ tiểu nhân: với người quân tử, ta đối đãi theo cách dành cho người quân tử, với kẻ tiểu nhân, ta đối đãi theo cách dành cho kẻ tiểu nhân, miễn sao trong lòng không hối hận là được.
2. Không nhu mì mềm yếu trước kẻ tiểu nhân: với kẻ tiểu nhân, chúng ta không nên tỏ ra sợ hãi mà cần cứng rắn, mạnh mẽ, để họ biết bạn không phải là người dễ bắt nạt.
3. Giữ khoảng cách, giữ mình trước kẻ tiểu nhân: Đừng dễ dàng bộc lộ quan điểm của bản thân, cũng không nên để họ biết mọi điều về mình, không nhận xét ai xung quanh trước mặt họ. Bởi lẽ những lời nói vô tư của bạn rất có thể sẽ bị kẻ tiểu nhân sử dụng để chống lại bạn.
*VietBF@sưu tập