Trong số các nhân vật chính trị hàng đầu nước Mỹ ngày nay, có lẽ ông Joe Biden ở vào hàng "quen biết" Trung Quốc hơn cả.
Ông Tập (trái) chụp ảnh với ông Biden trong chuyến thăm Mỹ năm 2012. Ḍng chữ trên chiếc áo ông Tập cầm: “Trung Mỹ lưỡng quốc, hữu nghị trường thanh” - “T́nh hữu nghị hai nước Trung - Mỹ măi măi xanh tươi” - Ảnh: AP
Bởi thế, truyền thông Trung Quốc - sau vài ngày kín tiếng - đă bắt đầu đưa ra những nhận xét và kỳ vọng thận trọng về quan hệ Mỹ - Trung tới đây.
Trong chuyên mục "Ngoại giao", Hoàn Cầu Thời Báo 8-11 chạy tít rất "ngoại giao": "Joe Biden: Tổng thống đắc cử mới của Mỹ, người bạn cũ của Trung Quốc".
Bài báo nhắc chuyện phó tổng thống Biden đi ăn ở tiệm ḿ Giao Long, Bắc Kinh năm 2011, và nay cư dân mạng nhao nhao đ̣i quán này công bố lại thực đơn năm xưa, cũng kiểu "bún chả Obama", cứ như thể dân Tàu mê ông Biden lắm! Háo hức đến nỗi bài báo gọi đây là "ngoại giao ḿ Tàu", như "ngoại giao bóng bàn" thời Nixon - Kissinger.
Nhưng chẳng qua các chuyến công du thường được sắp xếp ít nhất một buổi khám phá ẩm thực địa phương "làm màu" cho những dân bản xứ hiếu kỳ.
Bạn cũ là bạn cũ nào
Trong chuyến thăm ấy, ông Biden thăm một trường học ở Đô Giang Yển - thị trấn chịu nhiều tổn thất trong vụ động đất tại tỉnh Tứ Xuyên năm 2008, The New York Times 21-8-2011 thuật lại. Hiệp hội Bóng rổ nhà nghề Mỹ (NBA) đă giúp ngôi trường này xây 4 sân bóng rổ, c̣n Cơ quan Viện trợ phát triển Mỹ (USAID) th́ trang bị các tấm bảng điện tử.
Chi tiết đập vào mắt là cùng đi với ông Biden, về phía chủ nhà Trung Quốc chính là ông Tập Cận B́nh, lúc đó c̣n là phó chủ tịch Trung Quốc. Thời bấy giờ, quan hệ Bắc Kinh - Washington nói là mặn nồng th́ quá, nhưng là hữu hảo th́ cũng không sai.
Trong chuyến thăm chỉ 4 ngày, ông Biden đă 5 lần gặp ông Tập, người hai năm sau sẽ lên nắm quyền tối cao ở Trung Quốc. Phía Mỹ hi vọng rằng ông Tập sẽ chọn Mỹ cho chuyến công du "ra mắt" trong vai tṛ mới. Câu hỏi là liệu những lần cùng sánh vai đó có đủ để hai ông Biden và Tập trở thành tri kỷ?
Đến đây, phải nhắc lại chuyện Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump tiếp ông Tập tại Palm Beach, Florida, hồi tháng 3-2017. Lúc đó, ông Trump đă hết lời ca ngợi ông Tập và t́nh hữu nghị giữa họ.
Chẳng qua ngoại giao phương Tây thường đề cao việc xây dựng quan hệ cá nhân giữa các lănh đạo, với hi vọng một khi đă quen biết th́ sẽ cởi mở với nhau hơn để mà… bàn tính thiệt hơn. Song, cái sự quan hệ cá nhân đó trong văn hóa Á Đông th́ lại được nh́n nhận khác, nhất là ở những xứ mà lănh đạo là "lănh đạo tập thể".
Không biết có phải v́ vậy không mà khi ông Biden công du Trung Quốc lần thứ hai vào tháng 12-2013, lúc ông Tập đă trở thành chủ tịch nước, t́nh h́nh thay đổi hẳn.
Báo chí cho biết hai phía đă không đề cập công khai việc Trung Quốc lúc bấy giờ vừa thành lập vùng nhận dạng pḥng không ở biển Hoa Đông, dù trước đó tại Tokyo, ông Biden có hứa là sẽ nêu ra vấn đề này với ông Tập.
Tường thuật của báo chí cho thấy dường như ông Tập là người ấn định nội dung đàm đạo: "Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh và Phó tổng thống Joe Biden đă nói chuyện cởi mở về những thách thức mà hai nước phải đối mặt trong việc xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn và xây dựng ḷng tin.
Tuy nhiên, hai bên không đề cập cụ thể đến quyết định gây tranh căi gần đây của Trung Quốc về việc lập vùng nhận dạng pḥng không… Chủ tịch Tập cũng nhấn mạnh sự cần thiết mỗi bên phải tôn trọng các lợi ích cốt lơi và các mối quan tâm chính của nhau". Cứ như thể ông Biden qua Trung Quốc là để nghe ông Tập khẳng định "lợi ích cốt lơi" của Trung Quốc mà thôi.
Người xưa đâu tá?
Vấn đề là không chỉ có ông Tập thay đổi. Những ǵ ông Biden tiết lộ trong cuộc tranh luận thứ nh́ với ông Trump mới hôm 23-10 cho thấy không có ǵ là bị lăng quên. "Khi tôi gặp ông Tập lúc c̣n là phó tổng thống, ông ấy nói rằng họ sẽ lập vùng nhận dạng pḥng không và "quư vị không thể bay qua" - ông Biden kể - Tôi đă nói chúng tôi vẫn sẽ bay qua.
Chúng tôi vừa cho máy bay ném bom B-52, B-1 bay qua đó. Chúng tôi sẽ không màng tới [vùng nhận dạng pḥng không]. Họ phải theo luật. Chúng ta cần bạn bè của chúng ta cũng phải nói với Trung Quốc rằng: "Đây là các quy tắc. Hoặc quư vị theo luật hoặc quư vị sẽ phải trả giá… về mặt kinh tế"".
Thông điệp phát đi là rất rơ ràng. Không lạ khi cũng Hoàn Cầu Thời Báo 7-11 đặt tít: "Quan hệ Trung - Mỹ về lâu dài có thể đối diện thách thức lớn hơn dưới trào Biden".
Bài báo dự đoán: "Chưa hẳn chính quyền mới ở Washington sẽ từ bỏ tất cả các quyết sách ngoại giao thời Trump nếu ông Biden giành chiến thắng"; và "bất luận cuối cùng ai thắng, nh́n chung cả hai ông có cùng quan điểm về cách đối phó với Trung Quốc.
Cả hai đều coi Trung Quốc là đối thủ chiến lược và nhắm tới việc kiềm chế Trung Quốc, nhưng với các phương tiện và chiến thuật khác nhau".
Đă bắt đầu xuất hiện tranh luận về việc liệu ông Biden sẽ tiếp tục chính sách "Ấn Độ - Thái B́nh Dương" của ông Trump hay khởi động "chiến lược tái cân bằng châu Á - Thái B́nh Dương 2.0" tiếp nối đường lối "xoay trục" thời Obama.
Hoàn Cầu Thời Báo 9-11 nêu câu hỏi: "Biden sẽ thực hiện chiến lược Ấn Độ - Thái B́nh Dương của Hoa Kỳ như thế nào?", và tự trả lời: "Thất bại của Trump trong cuộc bầu cử không có nghĩa là chấm dứt chiến lược Ấn Độ - Thái B́nh Dương. Biden được cho là sẽ áp dụng cách suy nghĩ tương tự, mặc dù tên của chiến lược khu vực có thể khác".
Bài viết nói trong Cương lĩnh của Đảng Dân chủ năm 2020 được phát hành vào tháng 10, không có một từ nào là "Ấn Độ - Thái B́nh Dương", nhưng điều đó không có nghĩa là đường lối đối ngoại của Đảng Dân chủ không coi trọng khu vực này:
"Dựa trên Cương lĩnh của Đảng Dân chủ năm 2020 và những ǵ ông Biden đă nói về Trung Quốc cho đến nay, chính quyền Biden sẽ tiếp tục coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược chính của Mỹ… V́ mục tiêu chính là duy tŕ quyền bá chủ của Mỹ trong khu vực, chính quyền Biden sẽ tiếp tục kiềm chế và cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc".
Đó là một cái nh́n có tính dự đoán về đường lối với Trung Quốc của chính quyền mới. Ngoài ra, cũng có những dự báo rằng chính quyền Biden có thể trở lại với Hiệp định đối tác xuyên Thái B́nh Dương (TPP) hoặc một số cơ chế kinh tế và thương mại khu vực mang tính loại trừ Trung Quốc.
"Bốn năm trước, khi ứng viên Dân chủ Hillary Clinton thua cuộc trong cuộc bầu cử, nhiều chiến lược gia Trung Quốc cảm thấy nhẹ nhơm v́ họ tin rằng xung đột ư thức hệ giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ không phải là trọng tâm dưới chính quyền do Đảng Cộng ḥa lănh đạo", bài báo viết tiếp.
"Giờ đây, chính quyền Hoa Kỳ do Biden lănh đạo có thể nhấn mạnh lại vấn đề hệ tư tưởng và giá trị cũng như sự khác biệt trong hệ thống chính trị giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, để thu hút cái gọi là các nước có cùng chí hướng…
Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia trong khu vực sẽ không bị mắc kẹt trong luận điệu của Washington buộc họ chọn giữa Mỹ và Trung Quốc… họ không muốn đứng về phía nào, chưa kể rủi ro về một cuộc đụng độ quân sự trực tiếp với Trung Quốc".
Trên đây là vài ư thu nhặt được về đường lối tới đây của ông Biden với Trung Quốc, tuy giống về tổng thể nhưng có thể rất khác về chi tiết so với thời Trump.
Để tạm kết luận, có thể tin rằng:
(1) ông Biden thừa rơ Trung Quốc mà ông đă làm quen năm 2011 hay 2013 nay khác trước rất nhiều, cả trong hành động lẫn mục tiêu chiến lược - được định h́nh dưới tên gọi "Trung Quốc mộng";
(2) cũng trong thời gian đó, Mỹ đă suy yếu hơn là phát triển, nhất là đang rơi vào nguy cấp v́ đại dịch COVID-19, trong khi Trung Quốc đang ở thế thượng phong - và châu Âu cũng tan tác;
(3) điều này sẽ là nền tảng cho mong muốn vươn lên hơn nữa của Trung Quốc;
(4) một sự tập hợp đồng minh và các đối tác là cần thiết với Mỹ trong những lĩnh vực hay khu vực địa lư nhất định, bất kể dưới tên gọi nào;
(5) Mỹ sẽ tập trung vào cái họ gọi là "những giá trị chung", trong đối phó với Trung Quốc. Tất nhiên, mọi chuyện c̣n phải đợi ông Biden nhậm chức có trơn tru không đă!
Câu hỏi đặt ra là với các nước ở khu vực trong t́nh h́nh mới th́ phải xử lư ra sao cho khéo léo để không phải chọn phe, nhưng cũng không bị áp bức.
Việc Trung Quốc vừa sửa luật cho phép cảnh sát biển dùng vũ khí đối với "tàu nước ngoài vào vùng biển thuộc quyền quản lư của Trung Quốc nhằm hoạt động sản xuất trái phép, không chấp hành chỉ đạo dừng tàu của nhân viên cơ quan cảnh sát biển, từ chối cho lên tàu hoặc kiểm tra theo cách khác…" là một sự leo thang mới, bởi cho tới nay các bên đang sử dụng cảnh sát biển chính thức như một công cụ "dân sự" nhằm tránh nguy cơ đụng độ quân sự.
Thành ra, khi nói rằng Mỹ muốn kiềm chế Trung Quốc th́ phải đặt vào bối cảnh cụ thể: kiềm chế thế nào, và luật pháp quốc tế cho phép những ǵ tương ứng với những "hoạt động kiềm chế" đó?
VietBF sưu tầm