Ngôi nhà mà ông Tập Cận B́nh từng ở tại bang Iowa thời trẻ từng được xem là biểu tượng quan hệ Mỹ - Trung. Tuy nhiên, ngôi nhà giờ đây đă xuống cấp trầm trọng khi căng thẳng giữa 2 nước leo thang.
Ngôi nhà ông Tập từng ở khi đến Iowa công tác năm 1985 (Ảnh: SCMP)
Đó là một ngôi nhà gần như không được thường xuyên cải tạo, vắng vẻ nằm ở Muscatine, bang Iowa. Sàn của nó đang cần sơn, nền bị nấm mốc, cửa chớp phai màu và các lá cờ trang trí bị rách và bạc màu.
Đây từng là căn nhà được xem là biểu tượng của mối quan hệ nồng ấm giữa Mỹ và Trung Quốc, v́ là nơi một quan chức của đảng Cộng sản Trung Quốc sinh sống trong 2 tuần năm 1985 khi ông sang công tác Mỹ. Quan chức đó giờ đă trở thành Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh.
Ông Tập (thứ 3 từ phải sang) trong chuyến công tác tới Iowa năm 1985 (Ảnh: SCMP)
Quan hệ giữa 2 nước khá tốt đẹp vào năm 2012 khi ông Tập - khi đó là Phó Chủ tịch Trung Quốc - quay lại Iowa trong chuyến công du tới Mỹ. Khi đó, ông Tập thể hiện sự lạc quan rằng hợp tác giữa Mỹ - Trung sẽ “không thể bị dừng lại hoặc đảo ngược”.
Khi đó, nhà đầu tư Cheng Lijun nhận thấy đây là cơ hội kinh doanh nên đă mua ngôi nhà vào năm 2013 với giá 180.000 USD và đổi tên nó thành “Nhà Hữu nghị Trung - Mỹ”. Cheng cũng mở thêm “Trung tâm Hữu nghị Trung - Mỹ” tại một cửa tiệm ở nội thành, mua cổ phần ở khách sạn lớn nhất thành phố Muscatine với mục tiêu thu hút thêm các nhà đầu tư Trung Quốc.
Tuy nhiên, những ǵ xảy ra giữa Mỹ - Trung hơn 1 năm đă làm dập tắt những triển vọng về hợp tác và phát triển. Liên tục các đ̣n thương chiến, những động thái trả đũa lẫn nhau về thị thực, cáo buộc gián điệp… đang đẩy quan hệ Mỹ - Trung tới mức độ căng thẳng chưa từng có trong nhiều năm qua.
“18 tháng qua thật sự căng thẳng và nó ngày càng tệ hơn nữa”, Daniel Stein, chủ tịch Ủy ban Sáng kiến Muscatine - Trung Quốc, nhận định. Ủy ban này được thành lập vào năm 2013 nhằm hướng tới quan hệ gần gũi hơn giữa thành phố Iowa và Trung Quốc.
Bất đồng quan điểm trong hàng loạt vấn đề đă khiến Mỹ và Trung Quốc leo thang căng thẳng ngày càng nghiêm trọng và điều này tác động tới tâm lư của người Mỹ. Khảo sát của Pew Research chỉ ra, 73% người Mỹ lúc này có cái nh́n tiêu cực với Trung Quốc, tăng 13% so với năm ngoái.
Những người Iowa từng chào đón ông Tập năm 1985 hay 2012 cho rằng để khôi phục quan hệ Mỹ - Trung, cả 2 bên cần tập trung vào quan hệ văn hóa và các lợi ích chung, ví dụ hợp tác chống biến đổi khí hậu và nâng cao sức khỏe toàn cầu.
“Nó giống như hôn nhân vậy. Bạn cần phải biết thỏa hiệp. Tôi hy vọng sự cởi mở và minh bạch sẽ mang lại lợi ích cho 2 bên”, Luca Berrone, người từng đồng hành với phái đoàn công tác năm 1985 của ông Tập trong 12 ngày, cho biết.
Một số khác nh́n thấy hy vọng thông qua hợp tác nông nghiệp. “Trung Quốc cần đồ ăn, chúng tôi cần xuất khẩu. Thương mại sẽ tiếp diễn”, Bill Aossey, một người từng hỗ trợ phái đoàn có sự tham gia của ông Tập năm 1985, cho hay.
Cheng, nhà đầu tư Trung Quốc mua lại ngôi nhà ông Tập từng ở, nói rằng ông muốn thúc đẩy quan hệ Mỹ - Trung khi đầu tư vào Iowa. Cheng cho biết ông đă cân nhắc việc sửa chữa lại nó, nhưng việc kinh doanh ở Muscatine không được như kỳ vọng.
Sau khi quan hệ Mỹ - Trung căng thẳng, cộng với đại dịch Covid-19, các du khách tới thăm ngôi nhà - chủ yếu là người Trung Quốc - ngày càng thưa thớt. Cheng cho biết dựa vào t́nh h́nh chính trị hiện tại, ông đă cân nhắc tới việc bán căn nhà cho một người chủ khác v́ theo góc nh́n kinh doanh, việc đầu tư vào Iowa được xem là không thành công như mong đợi.