Các nhà lập pháp Iran đồng thuận về dự luật liên quan chương tŕnh hạt nhân. Đây được coi là "phản ứng lớn nhất" với Israel sau vụ ám sát nhà khoa học Mohsen Fakhrizadeh.
Tại phiên họp Quốc hội Iran ngày 1/12, 251 trong số 260 nghị sĩ đă bỏ phiếu đồng ư với cương lĩnh của một dự thảo luật, mà nếu được thông qua sẽ yêu cầu chính quyền của Tổng thống Hassan Rouhani đ́nh chỉ thêm các cam kết trong thỏa thuận hạt nhân năm 2015 - có tên đầy đủ là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).
Kế hoạch của Quốc hội Iran, sau khi đạo luật mới có hiệu lực trong ṿng 2 tháng, yêu cầu Tổ chức năng lượng nguyên tử Iran (AEOI) sản xuất ít nhất 120 kg uranium làm giàu 20% thường niên và lưu trữ trong nước.
"Quyết định của Quốc hội Iran trên thực tế đang mở đường cho sự phát triển công nghệ hạt nhân Iran cùng những mục tiêu ḥa b́nh của nó," nhà phân tích người Iran Sarbaz Roohullah Rezvi nói với Press TV, đánh giá động thái này là "phản ứng lớn nhất" đại diện cho người dân Iran nhằm vào Israel.
"Điều này cũng minh chứng Iran có ư chí để tiếp tục con đường mà tiến sĩ Fakhrizadeh đă theo đuổi, và tôi kỳ vọng đây là một quyết định thay đổi cuộc chơi của Quốc hội Iran."
Phát biểu tại phiên họp ngày 1/12, người phát ngôn Ủy ban chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Quốc hội Iran, ông Abolfazl Amooei nói kế hoạch được đặt ra nhằm gỡ bỏ rào cản đối với chương tŕnh hạt nhân của nước này và thúc đẩy các mục tiêu của những người "tử v́ đạo" như ông Fakhrizadeh.
"Chương tŕnh hạt nhân của đất nước phải tiến hành theo nhu cầu của đất nước. Khi kế hoạch được thông qua, chúng tôi dự kiến [chương tŕnh hạt nhân] sẽ được củng cố và phát triển, và xu thế này sẽ tăng tốc," ông nói thêm.
Amooei cho biết kế hoạch cũng tính đến các biện pháp để khiến những cấm vận từ phương Tây nhằm vào Iran trở nên "tốn kém".
Mohsen Fakhrizadeh, người đứng đầu Tổ chức Nghiên cứu và Sáng tạo quốc pḥng thuộc Bộ Quốc pḥng Iran, đă thiệt mạng sau khi bị phục kích ở gần thủ đô Tehran hôm 27/11. Giới chức chính phủ cùng quân đội Iran cáo buộc Israel đứng sau vụ ám sát và tuyên bố trả đũa mạnh mẽ những thủ phạm liên quan.
Nguồn tin của Press TV ngày 30/11 tiết lộ các phần c̣n lại của vũ khí thu được từ hiện trường cho thấy chúng được sản xuất tại Israel, với logo cùng những đặc trưng của ngành công nghiệp quân sự Israel.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đơn phương rút Mỹ khỏi JCPOA vào tháng 5/2018 và áp đặt những biện pháp trừng phạt "cứng rắn nhất" nhằm vào nước Cộng ḥa Hồi giáo. Washington cũng ngăn cản các thành viên JCPOA gồm Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga và Đức thực thi các điều khoản của thỏa thuận hạt nhân này.
Iran duy tŕ tuân thủ JCPOA sau động thái của Mỹ, nhưng bắt đầu ngưng một số cam kết từ tháng 5/2019 và trở lại làm giàu uranium.
VietBF @ Sưu tầm