Hơn 200 nghị sĩ từ 19 quốc gia kêu gọi mọi người mua rượu vang Australia để phản đối mức thuế ngất ngưởng mà Trung Quốc vừa áp lên mặt hàng này.
Theo Guardian, đêm 1/12, các thành viên của Liên minh Liên nghị viện về Trung Quốc (Inter-Parliamentary Alliance on China - IPAC) đă phát động một chiến dịch khuyến khích mọi người uống rượu vang Australia trong tháng 12.
IPAC là một nhóm bao gồm hơn 200 nghị sĩ từ 19 quốc gia ở 5 châu lục trên thế giới.
Động thái này diễn ra sau khi Bắc Kinh quyết định áp thuế thương mại 200% đối với các nhà sản xuất rượu của Australia. Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham nhận xét quyết định này đă khiến Trung Quốc trở thành thị trường bất khả thi đối với các doanh nghiệp xuất khẩu rượu.
Trung Quốc áp dụng mức thuế 200% lên rượu vang Asutralia v́ cho rằng sản phẩm này gây khó khăn cho ngành rượu nội địa của nước này. Ảnh: AP.
Chống lại "sự bắt nạt" của Trung Quốc
Trong một đoạn video ngắn được đăng trên mạng xă hội, các nghị sĩ từ nhiều quốc gia bao gồm Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản, Italy, New Zealand và Na Uy đều nhận định rằng mức thuế cao ngất ngưởng mà Bắc Kinh áp lên các nhà sản xuất rượu của Australia là “hành vi bắt nạt”.
Trong video, bà Kimberley Kitching, thượng nghị sĩ Công đảng Australia, cáo buộc Trung Quốc đang cố gắng "bắt nạt" Australia nhằm ép buộc họ "từ bỏ các giá trị của ḿnh". Bà nêu ra một danh sách gồm 14 quyết định bất công mà Trung Quốc đưa ra và so sánh nó với một hành động khiêu khích.
Miriam Lexmann, thành viên của Nghị viện châu Âu, cho biết cuộc vận động uống rượu vang Australia là một nỗ lực nhằm “chống lại sự bắt nạt của Trung Quốc”.
Đoạn video đă nhận được sự ủng hộ của rất nhiều nhà phê b́nh chính trị cấp cao.
Nathan Law, một trong những nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng nhất Hong Kong, cho biết anh đă mua một chai rượu Australia để ủng hộ chiến dịch mặc dù anh không hay uống rượu.
Raymond Chan, một cựu nghị sĩ Hong Kong, cũng công khai ủng hộ chiến dịch này. Ông đă rời khỏi cơ quan lập pháp Hong Kong vào đầu năm 2020, sau khi bị bắt v́ bị cáo buộc có những hành vi gây trở ngại cho dự luật dẫn độ tại hội đồng lập pháp.
“Bản thân tôi không phải là người uống rượu nhiều, nhưng như bạn tôi Louisa Wall và các nghị sĩ khác gợi ư, có lẽ tôi sẽ mua một vài chai làm quà tặng cho mấy người bạn luật sư của tôi, những người đă bảo vệ người biểu t́nh Hong Kong trong suốt năm qua. Họ xứng đáng được thưởng thức rượu vang Australia hảo hạng trong mùa lễ này. Chúc mừng”, ông Chan viết trên Twitter.
Căng thẳng rượu vang
Các nhà chính trị cấp cao khác như cựu Thủ tướng Thụy Điển Carl Bildt cũng chia sẻ về chiến dịch trên mạng xă hội. Ông viết: “Mua thêm rượu vang vào những ngày này để thể hiện t́nh đoàn kết cũng không phải là ư kiến tồi”.
Ông Bildt, hiện là đồng chủ tịch của Hội đồng châu Âu về quan hệ đối ngoại, cho rằng Trung Quốc đang cố gắng "xóa bỏ thương mại trong các tranh chấp chính trị" với Australia.
Ngày 27/11, khi thông báo về quyết định mức thuế mới cho rượu vang Australia, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết họ đă điều tra và nhận thấy rượu vang Australia bị bán phá giá, điều này gây thiệt hại đáng kể cho ngành rượu nội địa Trung Quốc. Kết quả điều tra được công bố lần đầu vào tháng 8/2020.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rượu vang lớn nhất của Australia. Khoảng 37% lượng rượu vang của nước này được xuất khẩu đến Trung Quốc. Lượng rượu trên mang về doanh thu hơn 800 triệu USD cho Australia.
Australia đă bác bỏ cáo buộc của Trung Quốc và cho biết họ có thể đưa vấn đề này lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Mối quan hệ giữa hai nước đă xấu đi nhanh chóng kể từ khi Trung Quốc công bố thuế quan đối với lúa mạch của Australia vào tháng 5. Động thái này được xem là sự trả đũa đối với lời kêu gọi của Australia về một cuộc điều tra toàn cầu về nguồn gốc lây lan của đại dịch Covid-19.
VietBF @ Sưu tầm