Vụ ám sát ông Mohsen Fakhrizadeh, người thường được coi là cha đẻ của chương tŕnh hạt nhân Iran, có thể sẽ tạo ra một thay đổi quan trọng trong kế hoạch của ông Biden.
Business Insider dẫn ư kiến các nhà ngoại giao và chuyên gia hàng đầu của Mỹ cho biết, vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân Iran có thể được Israel thực hiện như "lời chúc phúc" cho chính quyền ông Trump trong nỗ lực làm chệch hướng mục tiêu chính sách đối ngoại lớn của ông Joe Biden.
Cựu Phó Tổng thống Joe Biden đă cam kết đưa Mỹ trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 - tên gọi chính thức là Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA) - hiệp ước dưới thời ông Barack Obama mà cả Tổng thống Donald Trump và Israel đều phản đối.
Nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, cựu quan chức ngoại giao Mỹ Mark Fitzpatrick nói với Business Insider rằng "có nhiều lư do để nghi ngờ sự tham gia của Mỹ" trong vụ ám sát tuần trước.
"Vụ ám sát phù hợp với nỗ lực của ông Trump nhằm ngăn cản người kế nhiệm khôi phục của JCPOA," ông nói, trích dẫn các báo cáo gần đây về yêu cầu của tổng thống liên quan đến các lựa chọn quân sự chống lại Iran và cuộc họp bí mật với các lănh đạo Israel và Saudi Arabia có sự tham dự của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.
"Đó là một sự khiêu khích"
Vào tháng 5/ 2018, Tổng thống Trump đă rút Mỹ khỏi JCPOA - thỏa thuận được thiết lập để ngăn chặn Iran phát triển vũ khí hạt nhân, đổi lấy việc nới lỏng các lệnh trừng phạt kinh tế. Động thái này bị các đồng minh hàng đầu của Mỹ như Anh, Pháp và Đức chỉ trích. Các nước này cũng nằm trong số các quốc gia đàm phán thỏa thuận với Iran.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, người phê phán JCPOA đă ca ngợi ông Trump v́ quyết định từ bỏ thỏa thuận. Ông Netanyahu cảm thấy thỏa thuận này không đi đủ xa để hạn chế khả năng phát triển vũ khí hạt nhân của Iran và cũng coi thỏa thuận không đủ để giải quyết các hoạt động của Tehran trong khu vực.
Nhà khoa học Fakhrizqadeh được cho là đứng sau chương tŕnh Amad ("Hy vọng"), vốn bị Mỹ và một số nước khác cáo buộc là một hoạt động quân sự bí mật để tiến hành nghiên cứu vũ khí hạt nhân. Theo cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc và t́nh báo Mỹ, chương tŕnh này đă kết thúc vào năm 2003.
Cựu quan chức ngoại giao Mỹ Fitzpatrick nói: "Cái chết của ông Fakhrizadeh không cản trở đáng kể tiềm năng sản xuất vũ khí hạt nhân của Iran bởi cho đến thời điểm này họ đă làm được rất nhiều. Lư do ám sát ông ấy vào thời điểm này nhiều khả năng là để cản trở hoạt động ngoại giao. Đây là một sự khiêu khích."
Người chỉ đạo Sáng kiến Tương lai của Iran tại Hội đồng Đại Tây Dương Barbara Slavin đă lặp lại quan điểm này trong một bài viết cho The New York Times.
"Israel và chính quyền ông Trump rơ ràng lo sợ rằng ông Biden sẽ nhanh chóng t́m cách quay trở lại thỏa thuận hạt nhân, điều đó có thể làm hồi sinh nền kinh tế Iran đang gặp khó khăn và khiến việc kiềm chế ảnh hưởng của nước này ở Trung Đông trở nên khó khăn hơn," ông Slavin viết.
Tương tự cựu Phó Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ dưới thời Tổng thống Obama Ben Rhodes nói rằng vụ ám sát là một "hành động thái quá nhằm phá hoại quan hệ ngoại giao giữa chính quyền sắp tới của Mỹ và Iran."
Lănh đạo Iran kêu gọi trả thù
Trước khi ông Fakhrizadeh bị sát hại, nhà ngoại giao hàng đầu của Iran phát tín hiệu rằng Tehran sẽ sẵn sàng thảo luận với ông Biden về việc quay trở lại thỏa thuận năm 2015. Tuy nhiên, các nhà lănh đạo Iran hiện đang đẩy lùi các cuộc đàm phán và hứa sẽ trả thù cho cái chết của nhà khoa học, đồng thời đổ lỗi cho Israel về cái chết của ông.
Israel chưa chính thức đề cập đến vụ ám sát ông Fakhrizadeh, Đại sứ quán Israel tại Mỹ cũng không đưa ra b́nh luận nào. Tuy nhiên, Giám đốc Chương tŕnh Đối thoại và Giải quyết Xung đột tại Viện Trung Đông Randa Slim nói với Business Insider rằng vụ ám sát "phù hợp với chính sách lâu nay của Israel nhằm vào các nhà khoa học hạt nhân của Iran."
Quan chức cấp cao của Mỹ nói với The Washington Post rằng Mỹ không liên quan đến vụ ám sát, tuy nhiên bổ sung "hoàn toàn không có thông tin cho thấy Israel nằm ngoài vụ việc". Nhà Trắng chưa b́nh luận ǵ thêm.
Iran đă đổ lỗi cho Israel về một số vụ ám sát các nhà khoa học trong những năm gần đây, và Israel cũng bị t́nh nghi phối hợp thực hiện hành động phá hoại cơ sở hạt nhân của Iran vào tháng 7.
Căng thẳng Mỹ-Iran leo thang
Mối quan hệ giữa Mỹ và Iran leo thang đến đỉnh điểm khi ông Trump rút khỏi JCPOA và áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế với Iran như một phần của chiến dịch "gây áp lực tối đa".
Chính quyền ông Trump nhằm mục đích làm tê liệt nền kinh tế của Iran và ép nước này vào đàm phán về một phiên bản nghiêm ngặt hơn của thỏa thuận hạt nhân 2015. Tuy nhiên, Business Insider nhận định, theo nhiều cách, chiến dịch "gây áp lực tối đa" chỉ làm tăng thêm hành vi khiêu khích của Iran, dẫn đến một loạt các cuộc giao tranh ở khu vực Vịnh Ba Tư vào năm 2019.
Vào tháng 1, ông Trump đă ra lệnh thực hiện cuộc tấn công bằng máy bay không người lái giết chết tướng hàng đầu của Iran, Quassem Soleimani, dấy lên lo ngại về một cuộc chiến tranh mới ở Trung Đông. Iran đă trả đũa bằng cuộc tấn công tên lửa khiến hàng chục quân nhân Mỹ bị thương nặng, nhưng hai bên cuối cùng đă lùi bước khỏi một cuộc xung đột lớn hơn.
Tuy nhiên, cuộc tấn công tướng Soleimani về cơ bản đă khiến Iran từ bỏ hoàn toàn thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Một số người trong Quốc hội Mỹ đă bày tỏ lo ngại về động cơ gây ra vụ tấn công nhà khoa học Iran vào tuần trước cũng như hậu quả của nó.
"Nếu muốn gây khó khăn trong việc tái khởi động thỏa thuận hạt nhân Iran th́ việc giết ông Fakhrizadeh không làm cho Mỹ, Israel hoặc thế giới an toàn hơn," Thượng nghị sĩ Dân chủ Chris Murphy cho biết trong một bài đăng trên mạng xă hội Twitter.
Thượng nghị sĩ Bernie Sanders cho rằng vụ ám sát Fakhrizadeh "rơ ràng là nhằm phá hoại ngoại giao Mỹ-Iran" khi ông Biden chuẩn bị tiếp quản chính quyền.
"Con đường tốt nhất là ngoại giao chứ không phải sát hại," ông Sanders bổ sung, đồng thời cho rằng vụ sát hại nhà khoa học Iran là "liều lĩnh, khiêu khích và bất hợp pháp."
Iran đối mặt với quyết định khó khăn
Nếu Iran trả thù vụ ám sát bằng một biện pháp quy mô lớn, điều này có thể gây nguy hiểm cho việc cứu trợ kinh tế mà nước này mong muốn.
Thành viên cấp cao của Carnegie Endowment về Ḥa b́nh Quốc tế Karim Sadjadpour cho biết: "Iran đứng trước t́nh tế tiến thoái lưỡng nan: Để khôi phục nền kinh tế, Iran cần quay lại hoàn toàn hoặc một phần với thỏa thuận hạt nhân. Để thể hiện sự răn đe, nước này sẽ trả thù cho cái chết của Fakhrizadeh. Thực hiện cái sau mà không làm hỏng cái trước là điều khó nhất."
Ông Slim nói, Iran sẽ muốn tránh nhắm vào các tài sản của Mỹ trong những ngày cuối ông Trump tại nhiệm, đồng thời nói thêm, mục tiêu trọng tâm của "phản ứng từ Iran chủ yếu sẽ là thiết lập một số h́nh thức răn đe để chống lại các hoạt động tương tự của Israel trong tương lai."
VietBF @ Sưu tầm