Cựu Ngoại trưởng John Kerry có vai tṛ đặc biệt trong chính quyền của tổng thống đắc cử Joe Biden. Mới đây, một số quan chức Mỹ cảnh báo việc cựu Ngoại trưởng John Kerry trở thành đặc phái viên về khí hậu có thể làm "nhiễu loạn" bộ máy chính quyền mới của Mỹ.
Ông John Kerry là một gương mặt kỳ cựu trên chính trường Mỹ khi nắm giữ nhiều trọng trách khác nhau. Bên cạnh thời gian phục vụ lâu dài trong quốc hội, ông cũng là ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ vào năm 2004. Với tư cách ngoại trưởng Mỹ của chính quyền Obama, ông tham gia đàm phán thỏa thuận hạt nhân Iran 2015.
Giờ đây, John Kerry được trao sứ mệnh mới: đặc phái viên về khí hậu của tổng thống đắc cử Joe Biden. Dù thông tin chi tiết về vị trí này chưa được công bố, nhiều người lo ngại ông có thể làm phức tạp đường lối ngoại giao của chính quyền ông Biden.
Điều đáng chú ư hơn cả là ông Kerry trên cương vị mới sẽ hợp tác thế nào với Antony Blinken - ngoại trưởng được ông Biden chỉ định.
Vai tṛ mới của cựu Ngoại trưởng Kerry
Dưới thời chính quyền Tổng thống Barack Obama, ông Blinken là thứ trưởng Bộ Ngoại giao và là cấp dưới của ông Kerry. Nhưng trong chính quyền sắp tới, quyền lực của ông Blinken sẽ vượt trội hơn người sếp cũ.
Một câu hỏi được đặt ra là ông Kerry sẽ đóng vai tṛ ǵ trong Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) mới. Tại đây, ông có thể tham dự mọi cuộc họp cấp cao nhất và được quyền tiếp cận trực tiếp với ông Biden.
Ông Kerry được tổng thống đắc cử Joe Biden bổ nhiệm làm đặc phái viên về biến đổi khí hậu. Ảnh: Getty.
Politico dẫn lời hai đồng nghiệp cũ giấu tên của ông Kerry cho rằng cựu ngoại trưởng Mỹ là người có cái tôi cá nhân lớn và rất "hiếu thắng". Nhận định này làm dấy lên câu hỏi liệu chính khách 76 tuổi có làm lu mờ những nhân vật chủ chốt khác trong nội các, đặc biệt là ông Blinken, hay không.
Trong khi đó, theo nhận xét của những người thân cận, ông Blinken là người trầm tính và nhẹ nhàng, mềm mỏng hơn.
Ông Kerry được biết đến như một nhà ngoại giao tận tâm với bất cứ nhiệm vụ nào được giao, dù đó là thỏa thuận hạt nhân Iran hay các cuộc đàm phán về vấn đề Syria.
Nhưng nguồn năng lượng này có thể gây khó chịu với những người xung quanh, ít nhất là trong giai đoạn đầu.
“Đó là cách sắp xếp nhân sự bất thường. Ông ấy từng là ngoại trưởng và không dễ để vượt qua việc này", một cựu quan chức NSC dưới thời chính quyền ông Obama nhận định.
Vị này cũng lưu ư câu chuyện khí hậu có thể gây phức tạp cho các vấn đề khác, từ lĩnh vực năng lượng, an ninh cho đến kinh tế.
Một số người cũng lo ngại việc các quan chức nước ngoài - những người vốn quen với chính sách đối ngoại thiếu nhất quán dưới thời Tổng thống Trump - sẽ cố gắng tận dụng vị thế của ông Kerry trong chính quyền mới.
"Một số thành viên NSC sắp tới băn khoăn về vấn đề này. Họ cho rằng các nhà lănh đạo nước ngoài có thể coi (ông Kerry) là con đường khác để tiếp cận tổng thống. V́ vậy, nếu họ không thích những ǵ ngoại trưởng Mỹ làm, họ có thể gọi cho ông Kerry", nguồn tin thân cận với các cựu thành viên NSC cho biết.
Bộ đôi Kerry - Blinken có hợp tác ăn ư?
Vấn đề phức tạp nhất đối với ông Kerry khi nhậm chức có lẽ là đàm phán thỏa thuận về chống biến đổi khí hậu với Trung Quốc, trong khi ông Blinken sẽ gây sức ép lên Bắc Kinh trong nhiều vấn đề.
Một số cựu quan chức từng làm việc cùng ông Kerry trong chính quyền Obama cho rằng với vai tṛ mới, ông Kerry sẽ không khiến ông Blinken khó chịu. Nếu vậy, ông Kerry có thể vừa là "nhà ngoại giao lưu động", vừa là thành viên nhóm cấp cao của NSC.
Ông Antony Blinken (trái) và ông John Kerry (phải) tại hội nghị ở thành phố New York vào ngày 29/9/2015. Ảnh: Reuters.
Cựu ngoại trưởng Mỹ hoàn toàn nhận thức được cần phải hợp tác với ông Blinken. Thực tế là bộ ba Biden - Blinken - Kerry lâu nay có quan điểm nhất quán về các vấn đề đối ngoại và an ninh quan trọng.
Daniel Russel, cựu Trợ lư ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái B́nh Dương, cho biết: "Tôi nghĩ ông Kerry sẽ không cản trở thành công hoặc gây phức tạp cho công việc của Tony Blinken, người mà ông Kerry thực sự quư mến".
Vào tháng 11, khi phát biểu sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới, ông Kerry mô tả ông Blinken như "đối tác" hơn là cấp trên.
“Chúng ta đă làm việc cùng nhau trong nhiều năm và tôi sẽ rất vui khi được hợp tác với anh một lần nữa. Anh sẽ là một ngoại trưởng tuyệt vời", ông Kerry nói với ông Blinken.
Politico dẫn lời một quan chức trong đội ngũ chuyển giao quyền lực của ông Biden cho biết nhiệm vụ của ông Kerry sẽ không khác biệt với nhiệm vụ đối ngoại chung do ông Blinken phụ trách.
"Tổng thống đắc cử Biden muốn vấn đề khí hậu nằm trong chương tŕnh nghị sự ở Pḥng T́nh huống. Đó là lư do tại sao ông Biden bổ nhiệm cựu Ngoại trưởng Kerry cho vị trí này và đưa ông ấy trở thành thành viên cấp cao của NSC", quan chức này cho biết.
“Với cương vị đó, ông Kerry sẽ là người chỉ đạo các vấn đề khí hậu và các cuộc đàm phán quốc tế. Vai tṛ của ông ấy sẽ được tích hợp hoàn toàn vào chính sách ngoại giao vĩ mô hơn của chính quyền Biden - Harris do ngoại trưởng phụ trách", quan chức này nói thêm.
Tuy nhiên, cựu trợ lư của ông Kerry cho biết "rủi ro" là khi ông Kerry cố gắng chen vào các vấn đề khác do ông Blinken phụ trách.
“Nhưng đó là rủi ro mà họ nhận thức rơ. Tôi nghĩ ông Blinken sẽ biết cách đặt ranh giới", người này nói.
Đặc phái viên tổng thống đầu tiên về vấn đề khí hậu
Cơ cấu của văn pḥng phụ trách các vấn đề khí hậu vẫn đang trong quá tŕnh hoàn thiện. Tuy nhiên, ông Biden mong muốn vấn đề khí hậu phải được nhấn mạnh hết sức có thể trong chương tŕnh nghị sự, thậm chí là trong mọi cuộc họp của NSC.
Một trong những ưu tiên ngay khi nhậm chức của ông Biden là tái gia nhập Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Năm 2017, Tổng thống Trump tuyên bố rút Mỹ ra khỏi cơ chế này.
Ông Biden (trái) và ông Kerry là đồng nghiệp lâu năm. Ảnh: Getty.
Khi thông báo về việc bổ nhiệm ông Kerry cho vị trí mới, tổng thống đắc cử Biden nói: “Ông ấy sẽ tham gia mọi cuộc đàm phán trên khắp thế giới".
"Lần đầu tiên, một quan chức cấp cao của Hội đồng An ninh Quốc gia sẽ đảm bảo vấn đề biến đổi khí hậu nằm trong chương tŕnh nghị sự ở Pḥng T́nh huống. Lần đầu tiên, chúng tôi có một phái viên của tổng thống về vấn đề khí hậu", ông Biden nói.
Ngoại trưởng thứ nhất của Tổng thống Donald Trump, Rex Tillerson, đă cắt giảm số lượng đặc phái viên. Nhưng người kế nhiệm Mike Pompeo khôi phục lại những vị trí này.
Sự hiện diện của đặc phái viên có thể giúp các quan chức tập trung vào các vấn đề quan trọng khác, nhưng cũng có thể gây khó chịu cho các văn pḥng lâu năm trong chính phủ.
Nh́n chung, các vị trí "đặc phái viên" thường gây tranh căi. Tổng thống của cả hai đảng chính trị thường dựa vào các đặc phái viên như vậy để giải quyết các vấn đề cụ thể, chẳng hạn như thúc đẩy tự do tôn giáo, bảo vệ cộng đồng LGBTIQ, hoặc thậm chí nỗ lực giải quyết xung đột Israel - Palestine kéo dài nhiều thập kỷ.
Một số đặc phái viên thành công hơn những người c̣n lại. Trong khi đó, một số tổng thống Mỹ, ví dụ như ông Obama, lại bị chỉ trích v́ bổ nhiệm quá nhiều đặc phái viên.
Do vậy, Politico nhận định ông Kerry có thành công trong cương vị mới hay không c̣n phụ thuộc vào mức độ phối hợp với một loạt các quan chức khác của Mỹ.
Đội ngũ của ông Kerry cần dốc toàn lực để đạt được mục tiêu, v́ vấn đề khí hậu ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực, từ chính sách năng lượng của Mỹ đến quan hệ của nước này với Trung Quốc.
VietBF@ sưu tầm.