Điều trở thành cái gai đối với Mỹ là Nga sẽ không cần phải gây chiến để đạt được các mục tiêu của ḿnh.
Nguy cơ xung đột ở Biển Đen gia tăng
Nga có thể qua mặt lực lượng NATO do Mỹ dẫn đầu ở Biển Đen? Theo EurAsian Times, kịch bản chiến tranh mới đây của một tổ chức tư vấn Mỹ đă đề cập tới chiến lược tiềm năng nhất cho phép Nga chống lại lực lượng NATO, nhằm đạt được sự thống trị tuyệt đối đối với khu vực tranh chấp.
Nằm giữa châu Âu và châu Á, Biển Đen đă trở thành trung tâm cuộc cạnh tranh gay gắt giữa Nga và phương Tây v́ tương lai của lục địa châu Âu. Ngay cả trước khi Nga sáp nhập Crimea, khu vực Biển Đen đă trải qua 2 thập kỷ xung đột.
Theo EurAsian Times, kể từ năm 2008, Moscow đă tăng gấp 4 lần việc sử dụng lực lượng quân sự để khẳng định uy quyền của ḿnh. Nguyên nhân là do Tổng thống Putin muốn thiết lập phạm vi ảnh hưởng của Nga đối với các quốc gia khác trong khu vực, nhằm hạn chế sự hội nhập của họ vào cấu trúc châu Âu – Đại Tây Dương.
Nga cũng muốn đảm bảo sự ổn định của chế độ, trong khi tăng cường năng lực quân sự để pḥng thủ quốc gia và tăng cường triển khai sức mạnh vào Trung Đông, cũng như Địa Trung Hải.
Giờ đây, mối đe dọa về một cuộc xung đột mới đă trở nên lớn hơn trong bối cảnh Mỹ đang gia tăng hiện diện trong khu vực. Washington gần đây đă tiến hành cuộc tuần tra kéo dài một tháng và các cuộc tập trận quân sự, như "See Breeze", cùng với các nước giáp Biển Đen và thuộc NATO.
Tàu chiến Mỹ ở Biển Đen. Ảnh: EurAsian Times
Chiến lược "cây gậy và củ cà rốt"
Liên quan tới bối cảnh hiện nay, một kịch bản chiến tranh mới đây do tổ chức tư vấn RAND tại Mỹ đưa ra có vẻ sẽ hữu dụng với Nga trong việc duy tŕ lợi thế trước các quốc gia NATO trong khu vực.
Nhóm nghiên cứu của RAND đă tổ chức một tṛ chơi, trong đó một số đội chơi vào vai nước Mỹ, cũng như một số quốc gia ở Biển Đen trong giai đoạn 2020-2025.
Tṛ chơi cho phép mỗi đội lựa chọn và sử dụng một số thẻ bài với nội dung như dùng đ̣n bẩy kinh tế để giành được các đối tác tiềm năng hay áp dụng các biện pháp quân sự, tác chiến mạng để đe dọa kẻ địch.
Tiền đề cơ bản của tṛ chơi là NATO có kế hoạch mở rộng hiện diện cho lực lượng hải quân của họ ở khu vực Biển Đen. Trong khi đó, Romania đang t́m cách tăng cường quan hệ quốc pḥng với Moldova, một nước Cộng ḥa Liên Xô cũ.
Trước những động thái này, Moscow đă đưa ra một chiến lược đa hướng, gồm thiết lập một cách quyết liệt Vùng đặc quyền kinh tế mở rộng (EEZ) ở Biển Đen và áp dụng các hoạt động tác chiến mạng để chống lại Romania.
Trong tṛ chơi, đội Mỹ đă lựa chọn kết hợp sức ép chính trị và quân sự để kiềm chế ảnh hưởng của Nga. Lực lượng đặc nhiệm của họ ở Biển Đen sẽ đảm bảo các hoạt động tự do hàng hải và tiến hành tập trận quân sự với các quốc gia giáp vùng biển này.
Theo RAND, quyết tâm của Nga nhằm tránh nổ ra chiến tranh cũng giúp ích cho Mỹ.
"Nguy cơ gây lo ngại nhất đối với các thành viên trong đội Nga là khả năng leo thang không kiểm soát, dẫn đến xung đột với NATO và Mỹ" – Báo cáo của RAND cho hay.
Tuy nhiên, điều trở thành cái gai đối với Mỹ và khiến Washington "quay cuồng" là Moscow sẽ không cần phải gây chiến để đạt được các mục tiêu của ḿnh. Trong tṛ chơi, Nga có thể phá vỡ bất cứ liên minh nào chống lại ḿnh ở Biển Đen thông qua chiến lược "cây gậy và củ cà rốt". Điều thú vị là họ không cần sử dụng vũ lực.
Một số phương án Nga có thể lựa chọn bao gồm áp lực quân sự ngầm [theo dơi các tàu NATO trong khu vực] hoặc triển khai thêm tên lửa tới Crimea.
Ngoài ra, Moscow cũng có thể sử dụng các biện pháp kinh tế, h́nh thái tác chiến "vùng xám", trong đó có tác chiến mạng, chiến tranh thông tin và thậm chí là gửi tối hậu thư làm lộ thông tin gây tổn hại về các chính trị gia.
Một chuỗi các lựa chọn đó đă mang lại cho Nga bộ công cụ hoàn hảo cần có để thiết kế chiến lược đối phó các quốc gia ở Biển Đen.
Theo RAND, kết quả cuối cùng của tṛ chơi phụ thuộc phần lớn vào quan hệ của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
"Những ưu đăi của Nga [đặc biệt là triển vọng tăng cường hợp tác ở Syria] và những tổn hại tiềm tàng khi mất đi mối quan hệ hợp tác hiện có dường như đă đủ để khiến Thổ Nhĩ Kỳ phải ngừng lại suy nghĩ trước khi hỗ trợ lực lượng đặc nhiệm của NATO" – RAND viết.
Tuy nhiên, theo kết quả của tṛ chơi, chiến lược tốt nhất của Nga là sử dụng chiến thuật chia để trị, nhằm đánh bại bất cứ liên minh tiềm năng nào thách thức sự thống trị của họ ở Biển Đen.
Anika Binnendijk, một nhà khoa học chính trị tại RAND nhận định: "Việc Nga đạt được mục tiêu phân chia khu vực sẽ dễ dàng hơn so với việc Mỹ đạt được mục tiêu thống nhất".
VietBF @ Sưu tầm