Tuy rằng tắm rửa sạch mỗi ngày là điều cần thiết, nhưng có những bộ phận trên cơ thể không nên giữ quá sạch vì khi vệ sinh sẽ mang lại nhiều tai hạn cho sức khỏe.
Tai
Ráy tai không phải là thứ bẩn thỉu mà nhiều người vẫn nghĩ. Nó có tác dụng duy trì môi trường axit cho ống thính giác bên ngoài và chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn bên ngoài. Loại bỏ toàn bộ phần ráy tai là bạn đã bỏ đi lớp bảo vệ tai tự nghiên. Từ đó, các vi khuẩn có thể xâm nhập vào ống tai, từ đó gây viêm, đau, chảy mủ và các triệu chứng khác.
Ngoài ra, ống thính giác bên ngoài có khả năng tự làm sạch nhất định. Khi chúng ta nói chuyện, ngáp... ráy tai sẽ tự được đưa ra ngoài theo chuyển động của hàm và lông trên da điều khiển.
Mũi
Ngoáy mũi thường xuyên có thể làm tổn thương mao mạch niêm mạc mũi, gây biến dạng mũi. Giống như tai, mũi cũng có khả năng tự làm sạch. Do đó, chúng ta không nên vệ sinh quá thường xuyên và mạnh tay. Đặc biệt, không nên dùng móng tay kéo mạnh để tránh làm tổn thương niêm mạc và dễ gây viêm nhiễm, nhiễm khuẩn. Khi bị nghẹt mũi hoặc chất lượng không khí thấp, nhiều bụi bẩn gây khô mũi, bạn có thể dùng bình rửa mũi để làm sạch.
Rốn
Rốn có chứa khoảng 1.400 loại vi khuẩn. Tuy nhiên, chúng đa phần là vi khuẩn không gây bệnh. Những chất bẩn ở rốn có thể giúp duy trì nhiệt độ ở khu vực này.
Rốn quá sạch có thể gây thoát nhiệt nhanh và làm suy giảm chức năng tiêu hóa.
Ngoài ra, sử dụng lực ngoái rốn quả mạnh có thể làm vùng da mỏng manh ở dây bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển gây viêm nhiễm, mưng mủ. Vi khuẩn từ đó có thể dễ dàng xâm nhập vào các mạch máu quan trọng ở khoang bụng.
Mặt
Mặt cũng là bộ phận mà chúng ta không cần phải làm sạch quá nhiều. Rửa mặt quá thường xuyên sẽ khiến lớp sừng trên da mặt bị mỏng dần và làm mất đi lớp chất nhờn giữ ẩm, bảo vệ da vốn có.
Bạn nên chọn loại sửa rửa mặt dịu nhẹ và rửa 1-2 lần/ngày. Có thể tẩy tế bào chất 1-2 lần/tháng. Đặc biệt, không nên tùy tiện sử dụng xà bông tắm để rửa mặt vì nó có độ kiềm rất cao, có thể gây khô, bong tróc da.
VietBF sưu tầm