Thật khủng khiếp với ngày 6/1/2021. Ngày này sẽ được nhớ đến như một trong những ngày đen tối nhất lịch sử Mỹ, với h́nh ảnh người biểu t́nh tấn công trụ sở quốc hội ở Đồi Capitol - trái tim của nền dân chủ nước này.
Nước Mỹ với lịch sử hơn 300 năm chứng kiến không ít những thời khắc khủng hoảng, như khi thị trường chứng khoán sụp đổ vào ngày 24/10/1929 châm ng̣i cho đại suy thoái kinh tế toàn cầu, cuộc tấn công Trân Châu Cảng ngày 7/12/1941, hay vụ khủng bố ṭa tháp đôi Trung tâm thương mại thế giới ở New York 11/9/2001.
Danh sách trên nay được kéo dài thêm. 6/1/2021 sẽ được nhớ đến như một trong những ngày đen tối nhất lịch sử Mỹ sau vụ Điện Capitol bị chính những người dân nước này xông vào chiếm đóng, quấy phá, cản trở một tiến tŕnh dân chủ quan trọng.
Ngày đen tối nhất
Theo truyền thống, 6/1/2021 là ngày quốc hội xác nhận người chính thức đắc cử tổng thống - một thủ tục trong quá tŕnh chuyển giao quyền lực ḥa b́nh sau cuộc tổng tuyển cử, cũng là nền tảng cốt lơi cho nền dân chủ hơn 300 năm mà người Mỹ tự hào.
Nhưng thay vào đó, ngày này năm nay sẽ được nhớ tới với h́nh ảnh đám đông nổi loạn, do chính Tổng thống đương nhiệm Donald Trump kích động, tấn công Điện Capitol. Họ đọ súng với cảnh sát thủ đô, phá hoại pḥng họp của lưỡng viện, để phản đối việc xác nhận chiến thắng cho ông Joe Biden.
Ngày 6/1 năm nay cũng sẽ được nhớ tới với h́nh ảnh vành đai an ninh bảo vệ Quốc hội Mỹ tan vỡ, hơn 500 nghị sĩ dân cử phải tháo chạy để giữ ǵn tính mạng, Chủ tịch Thượng viện Mike Pence, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cùng nhiều người khác phải sơ tán khẩn cấp đến nơi an toàn.
Người ủng hộ ông Trump tràn vào Điện Capitol. Ảnh: AP.
Thay v́ là thời khắc ăn mừng cuộc bầu cử tự do và công bằng, niềm tự hào của nền dân chủ Mỹ, 6/1/2021 sẽ được nhớ tới như ngày kinh hoàng có thể tiên liệu trước.
Trước đó, nước Mỹ đă trải qua 2 tháng quay cuồng giữa những cáo buộc gian lận bầu cử của đương kim Tổng thống Trump, dù tới nay chưa bằng chứng nào được t́m ra.
"Và đây là cách mọi thứ chấm dứt. Nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump, bắt nguồn từ giận dữ, chia rẽ và vô số thuyết âm mưu, đi đến hồi kết với một đám đông bạo lực tràn vào ṭa nhà quốc hội, theo lời xúi giục của một nhà lănh đạo thất cử đang t́m cách bám víu quyền lực", New York Times b́nh luận.
Chỉ nửa tiếng trước khi phiên họp chung của lưỡng viện Quốc hội Mỹ khai mạc, Tổng thống Trump một lần nữa tung ra cáo buộc gian lận bầu cử và kêu gọi người ủng hộ biểu t́nh thị uy sức mạnh.
Dù ông Trump chưa bao giờ kích động một cuộc tấn công trực tiếp vào ṭa nhà quốc hội, thật khó để nhà lănh đạo Mỹ rũ bỏ trách nhiệm trước những ǵ xảy ra ngày 6/1 ở thủ đô Washington.
"Tổng thống là người thôi thúc họ. Khi đám đông xông vào ṭa nhà quốc hội, khu phức hợp ngay lập tức trở thành băi chiến trường hỗn loạn giữa người biểu t́nh và cảnh sát. Người ủng hộ ông Trump sau đó biến thành một đám đông hung hăng, phá vỡ vành đai chướng ngại vật xông vào bên trong", Washington Post miêu tả.
Khung cảnh xảy ra hôm 6/1 không giống như bất cứ điều ǵ người dân Mỹ từng chứng kiến. Những kẻ nổi loạn diễu hành bên trong ṭa nhà quốc hội, ngồi vào vị trí của lănh đạo Thượng viện và Hạ viện, vẫy cờ trên ban công cánh Tây nơi sẽ diễn ra lễ nhậm chức vào 2 tuần tới.
Báo động và tin nhắn cảnh báo được gửi tới các nghị sĩ, nhân viên và phóng viên có mặt bên trong ṭa nhà. Cảnh sát thủ đô Washington sau đó yêu cầu tăng viện và chiếm lại các khu vực mà người biểu t́nh đă tràn vào.
Đọ súng đă nổ ra. Lựu đạn choáng và hơi cay được sử dụng. Những h́nh ảnh bạo lực ở trung tâm quyền lực của nước Mỹ tràn ngập trên truyền h́nh và Internet toàn cầu.
Ông Trump đă bị quay lưng
Vụ tấn công vào Điện Capitol là hành động tuyệt vọng cuối cùng của một phong trào chính trị sắp bị gạt sang bên lề nước Mỹ.
Nhưng ngay từ trước khi những kẻ nổi loạn đặt chân vào trụ sở quốc hội, nhiệm kỳ tổng thống đang ngày một trôi xa khỏi tầm tay ông Trump.
Đảng Dân chủ giành được chiến thắng chưa từng có trong cuộc bỏ phiếu lựa chọn thượng nghị sĩ ở tiểu bang Georgia, qua đó sẽ nắm quyền kiểm soát Thượng viện từ nay cho tới bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022 (nhờ phiếu bầu từ phó tổng thống - nay đă được quốc hội xác nhận là bà Kamala Harris - để phá vỡ thế bế tắc).
Nhiều đảng viên Cộng ḥa tức giận đổ lỗi cho ông Trump v́ thất bại này, bởi cáo buộc gian lận bầu cử vô căn cứ gây hại cho hai ứng viên của đảng.
Hai đồng minh quan trọng của ông Trump suốt 4 năm qua - Phó tổng thống Mike Pence và lănh đạo phe đa số Cộng ḥa tại Thượng viện Mitch McConnell - từ chối tham gia nỗ lực đảo ngược kết quả bầu cử tại Quốc hội.
Sau vụ tấn công vào Điện Capitol, thêm nhiều đảng viên Cộng ḥa rời bỏ ông Trump. Hơn một nửa số thượng nghị sĩ Cộng ḥa từng lên tiếng khẳng định sẽ phản đối kết quả bỏ phiếu của đại cử tri đoàn, nay quay lưng với tổng thống khi cuộc họp của Thượng viện được nối lại.
"Những ǵ chúng tôi chứng kiến hôm nay là trái pháp luật và không thể chấp nhận. Tôi quyết định bỏ phiếu ủng hộ kết quả của đại cử tri đoàn, tôi kêu gọi Donald Trump lên án vụ tấn công, chấm dứt cơn ác mộng này", Hạ nghị sĩ Cộng ḥa Cathy McMorris Rodgers nói.
Hạ nghị sĩ Cộng ḥa Liz Cheney cho rằng Tổng thống Trump phải chịu trách nhiệm cho vụ bạo lực ở thủ đô Washington.
"Tổng thống đă tập hợp đám đông và kích động họ. Ông ấy là người châm ng̣i (vụ tấn công). Đây không phải là nước Mỹ của chúng ta", nghị sĩ Cheney nói.
"Đủ rồi, mọi chuyện đă chấm hết", Thượng nghị sĩ Graham phát biểu trước Thượng viện hôm 6/1. Ảnh: Politico.
Thượng nghị sĩ Cộng ḥa Roy Blunt tuyên bố ông không muốn tiếp tục nghe Tổng thống Trump nói.
"Tôi không muốn nghe bất cứ điều ǵ nữa. Đây là một thảm kịch mà Donald Trump là một phần của thảm kịch ấy", ông Blunt nói.
Một loạt quan chức Nhà Trắng nộp đơn từ chức ngay trong ngày 6/1, dù không rơ thời điểm này là vô t́nh hay cố ư. Nhiều đơn từ chức khác cũng sẽ sớm được gửi tới bàn làm việc của ông Trump.
Khi Tổng thống Trump có bài phát biểu kêu gọi những người nổi loạn ở Điện Capitol về nhà trong ḥa b́nh, các đồng minh yêu cầu ông phải lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa.
"Điều tốt nhất ông Trump nên làm ngay lúc này là phát biểu trước toàn thể nhân dân từ pḥng Bầu dục, lên án vụ nổi loạn. Đất nước cần một cuộc chuyển giao quyền lực trong ḥa b́nh vào ngày 20/1", Mick Mulvaney, cựu chánh văn pḥng Nhà Trắng, viết trên Twitter.
Trong khi đó, Alyssa Farah, cựu giám đốc truyền thông Nhà Trắng vừa từ chức tháng trước, nhấn mạnh ông Trump đă thua và không hề có gian lận trong cuộc bầu cử.
"Những người ủng hộ Tổng thống Trump thân mến, tôi là một trong số các bạn. Tôi đă chạy đua cùng ông Trump và bỏ phiếu cho ông ấy. Nhưng tôi cần các bạn nghe tôi nói: cuộc bầu cử không bị đánh cắp. Chúng ta đă thua", bà Farah viết trên Twitter.
Ngay cả Thượng nghị sĩ Cộng ḥa Lindsey Graham, một trong những đồng minh trung thành nhất của ông Trump, cũng tuyên bố phản đối lật ngược kết quả bầu cử.
Và kỷ nguyên Trump đă chấm dứt.
Ông Trump không giúp hàn gắn đất nước
Sau vụ tấn công, tổng thống đắc cử Joe Biden kêu gọi ông Trump lên trên truyền h́nh, trước quốc dân, kêu gọi chấm dứt biểu t́nh và thừa nhận thất bại.
Nhưng những ǵ Tổng thống Trump đă làm cho tới hoàng hôn ngày 6/1 là những chia sẻ trên Twitter kêu gọi người biểu t́nh duy tŕ ḥa b́nh và hỗ trợ lực lượng chấp pháp.
Ông Trump sau đó xuất hiện trong đoạn video 1 phút khuyên người biểu t́nh trở về nhà trong ḥa b́nh, nhưng không quên cáo buộc gian lận bầu cử.
Twitter đă gỡ bỏ đoạn video cùng nhiều bài đăng của Tổng thống Trump, đồng thời tạm khóa tài khoản của ông trong 12 giờ.
"Ông Trump là biểu hiện, và cũng là nguyên nhân của sự kiện ngày 6/1. Một tổng thống được bầu giữa sự phản đối của người dân, sử dụng quyền lực không phải để xoa dịu sự giận dữ mà ngược lại thổi bùng lên thù hận. Chẳng có ǵ đáng ngạc nhiên rằng trong những ngày cuối của nhiệm kỳ, ông ấy tạo ra một cuộc nổi dậy chống lại kết quả bầu cử", Washington Post viết.
Sau cái chết của người Mỹ gốc Phi George Floyd, Tổng thống Trump từng nhiều lần từ chối lên án các nhóm da trắng thượng đẳng và dân quân cực hữu.
Các phát ngôn của ông Trump bị chỉ trích là không giúp hàn gắn đất nước, mà chỉ đào sâu thêm sự thù địch giữa các phe nhóm sắc tộc và chính trị, khi t́nh trạng bất ổn dân sự nổ ra hồi mùa hè năm ngoái.
Sự kiện ngày 6/1 không phải lần đầu tiên Điện Capitol bị tấn công. Năm 1954, hai phần tử cực đoan Puerto Rico tấn công ṭa nhà và nổ súng làm bị thương 4 nghị sĩ. Năm 1998, một tay súng xâm nhập Điện Capitol và khiến 2 cảnh sát thiệt mạng.
Tuy nhiên, chưa bao giờ những vụ tấn công lại diễn ra theo kịch bản mà thủ phạm được tổng thống đương nhiệm kích động, như cách Tổng thống Trump kêu gọi sự ủng hộ từ đám đông người biểu t́nh.
VietBF@ sưu tầm.