Ai cũng nghĩ bồn cầu chính là nơi chứa nhiều vi khuẩn, chất bẩn nhất trong nhà, nhưng ít ai ngờ tới thớt mới chính là đồ dùng siêu bẩn.
Thớt chứa nhiều vi khuẩn như thế nào?
Theo công bố của trường Đại học Arizona, Mỹ đã phát hiện ra rằng, trung bình trong một chiếc thớt có chứa lượng vi khuẩn gấp 200 lần so với bồn cầu trong nhà vệ sinh. Đặc biệt, lượng vi khuẩn tích tụ lại sau mỗi làn chúng ta thái thịt sống, cá sống, hải sản sống, hay các nội tạng sống là vô cùng nhiều.
Và chúng rất khó để làm sạch bởi bề mặt thớt xuất hiện nhiều vết lõm khiến cho việc vệ sinh trở nên khó khăn. Khi những vi khuẩn này tích tụ trên thớt một thời gian chúng sẽ tạo thành những độc tố tên là aflatoxin- Chất này độc hơn asen gấp gần 70 lần và chúng có khả năng phá hủy mô gan cực kỳ nghiêm trọng.
Thói quen sử dụng thớt để thái thực phẩm là khá phổ biến trong nhiều gia đình, bởi các bà nội trợ ai cũng cần dùng thớt để thái nguyên liệu, thịt cá. Đồng thời, căn bếp có thể ẩm thấp và tối tăm. Hệ thống thông gió của cả khu bếp rất kém và không có ánh sáng mặt trời sẽ dễ gây bệnh cho bạn. Chính vì vậy, khi bạn sử dụng thớt xong nếu không được vệ sinh sạch sẽ, các mảnh vụn này sẽ biến đổi thành các loại vi khuẩn nguy hiểm, thậm chí chất gây ung thư.
Nên dùng thớt như thế nào để bảo vệ sức khỏe
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Thực phẩm trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: Thớt gỗ là lựa chọn của nhiều gia đình vì chúng rất bền và thớt gỗ chúng có thể sử dụng được lâu dài nhưng dùng quá lâu một chiếc thớt là một điều vô cùng tai hại. Chính vì vậy, các gia đình không nên dùng thớt quá lâu. Trung bình khoảng 6- 12 tháng thì bạn nên thay thớt một lần.
Trong mỗi gia đình nên có hai chiếc thớt riêng biệt, một chiếc chuyên dùng thái đồ sống và một chiếc dùng thái đồ chín. Bởi nếu dùng chung một chiếc thớt sẽ gây nhiễm khuẩn, dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm, bệnh về đường tiêu hóa...
Đồn thời, bạn cũng nên làm sạch mặt thớt sau mỗi lần sư dụng. Bạn hãy rửa thớt bằng chất tẩy rửa và nước trước, nhớ làm sạch mặt trước, mặt bên cạnh và mặt sau của thớt. Tiếp theo bạn hãy bỏ một nắm muối lên thớt, nhúng miếng bọt biển rửa bát vào một ít nước rồi lau đi lau lại trong 30 giây rồi rửa sạch bằng nước lạnh.
Rồi sau đó, bạn hãy pha giấm trắng và nước theo tỷ lệ 1:2, cho vào bình tưới, xịt lên bề mặt thớt. Sau cùng bạn không rửa lại thớt bằng nước lạnh mà trực tiếp phơi thớt ra ngoài nắng mắt trời cho tới khi thớt đã khô. Nếu trên thớt xuất hiện màu thâm đen ẩm mốc thì bạn nên vứt bỏ ngay nhé.
|