Theo một phóng sự điều tra của BBC ra hôm thứ Tư 3/2 có lời kể của nạn nhân về việc công an và cai ngục hăm hiếp, lạm dụng t́nh dục và tra tấn phụ nữ, khiến chính phủ Mỹ nói tường thuật về nạn hăm hiếp có hệ thống đối với phụ nữ Duy Ngô Nhĩ (Uighur) diễn ra trong các trại cải tạo tập trung ở Trung Quốc khiến họ "bận tâm sâu sắc".

Trung Quốc lập một hệ thống trại cải tạo tập trung cho người thiểu số ở vùng Tân Cương
"Những thảm họa này gây sốc cho lương tâm chúng ta và phải bị trả giá bằng hậu quả nghiêm trọng," một người phát ngôn của chính quyền Biden nói.
Tại quốc hội Anh hôm thứ Năm, Thứ trưởng Ngoại giao Nigel Adams nói điều tra của BBC cho thấy "hành vi độc ác một cách rơ ràng."
Theo các ước tính, hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số khác đang bị giam trong các trại cải tạo tập trung ở Trung Quốc.
Một phóng sự điều tra của BBC ra hôm thứ Tư 3/2 có lời kể của nạn nhân về việc công an và cai ngục hăm hiếp, lạm dụng t́nh dục và tra tấn phụ nữ.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đă phủ nhận các các buộc này, và cáo buộc BBC đưa "điều tra giả".
Điều tra của BBC phát hiện điều ǵ?
Lời kể của nạn nhân cho BBC nêu cáo buộc về nạn hăm hiếp và lạm dụng t́nh dục đối với phụ nữ Duy Ngô nhĩ trong các trại cải tạo tập trung ở vùng Tân Cương.
Một phụ nữ kể với BBC rằng phụ nữ ở đó bị đưa ra khỏi pḥng giam "hàng đêm" và bị một hay nhiều người đàn ông Trung Quốc hăm hiếp. Tursunay Ziawudun, người trốn khỏi khu tự trị Tân Cương sau khi được ra trại và hiện đang sống ở Mỹ, cho biết bà bị tra tấn và hăm hiếp ba lần, mỗi lần có hai hay ba người đàn ông.

Tursunay Ziawudun sống trong trại cải tạo ở Tân Cương năm 2018
Một phụ nữ Kazakh ở Tân Cương, bị giam 18 tháng trong trại cải tạo, nói bà bị ép phải lột trần các phụ nữ Duy Ngô Nhĩ, c̣ng tay họ và sau đó bỏ họ lại trong pḥng cho đàn ông Trung Quốc.
Đàn ông Trung Quốc "trả tiền để chọn người đẹp nhất trong số các nữ tù nhân trẻ", bà Gulzira Auelkhan kể. "Họ bắt tôi phải cởi quần áo các phụ nữ đó và c̣ng tay họ rồi ra khỏi pḥng," bà nói.
Một người từng làm cai ngục tại một trại cải tạo, không muốn tiết lộ danh tính, mô tả cảnh tra tấn và t́nh trạng đói ăn của những người bị giam giữ.
Adrian Zenz, một chuyên gia hàng đầu về chính sách Trung Quốc ở Tân Cương, nói những lời kể của nhân chứng do BBC thu thập là "một trong những bằng chứng kinh khủng nhất mà tôi từng thất kể từ khi thảm họa này bắt đầu".
Anh, Mỹ và Úc kêu gọi hành động
Trong một thông cáo hôm thứ Tư, người phát ngôn bộ ngoại giao Mỹ nói: "Chúng tôi hết sức bận tâm về điều tra này, trong đó có lời kể trực tiếp, về nạn hăm hiếp mà lạm dụng t́nh dục có hệ thống với phụ nữ trong các trại cải tạo tập trung cho người thiểu số Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo khác ở Tân Cương."
"Những thảm họa này gây sốc cho lương tâm chúng ta và phải trả giá bằng hậu quả nghiêm trọng."
Thứ trưởng Ngoại giao Nigel Adams nói chính phủ Anh "dẫn đầu nỗ lực quốc tế buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm."
"Bất kỳ ai đă xem điều tra của BBC không thể không thấy cảm động và bức xúc bởi những ǵ rơ ràng là các hành vi độc ác," ông nói.
Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne cũng b́nh luận về điều tra này. Bà nói Liên Hiệp Quốc phải được vào khu vực Tân Cương "ngay lập tức".
Các tổ chức nhân quyền nói chính phủ Trung Quốc đă tước dần quyền tự do tôn giáo và các quyền tự do khác của người Duy Ngô Nhĩ, áp đặt một hệ thống theo dơi, bắt giam, nhồi sọ và thậm chí cưỡng bức triệt sản trên diện rộng.
Hồi tháng Một, chính quyền Trump tuyên bố Trung Quốc đă thực hiện nạn diệt chủng đối với người Duy Ngô Nhĩ, một tuyên bố mà chính quyền Biden cũng ủng hộ.
Trung Quốc luôn phủ nhận các cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, và nói các trại này không phải là trại giam, mà là "các trung tâm dạy nghề và đào tạo."