Theo truyền thông Ấn Độ đưa tin rằng, loại vaccine COVID-19 "Made in China" vẫn chưa có giấy tờ chứng minh hiệu quả pḥng ngừa COVID-19, nhưng Trung Quốc lại "ép" Nepal phải chấp nhận vaccine Sinovac do nước này sản xuất, v́ đến nay, chính phủ Nepal vẫn chưa cấp phép sử dụng vaccine Sinovac của Trung Quốc tại nước này.

Ảnh: Zumapress
Các tài liệu ṛ rỉ mới đây tiết lộ rằng Trung Quốc đă "ép" Nepal phải chấp nhận vaccine Sinovac do nước này sản xuất - trong khi loại vaccine này vẫn chưa có giấy tờ chứng minh hiệu quả pḥng ngừa COVID-19, truyền thông Ấn Độ đưa tin.
Cụ thể, nội dung thư từ trao đổi giữa Bộ Ngoại giao Nepal và Đại sứ quán Trung Quốc vừa được truyền thông Nepal công bố gần đây cho thấy Bắc Kinh đă buộc Nepal phải chấp nhận vaccine Sinovac "Made in China", nếu không th́ họ "sẽ phải chờ đợi rất lâu nữa mới có hàng v́ nhu cầu về loại vaccine này rất lớn".
Theo truyền thông Nepal, hôm thứ 6 tuần trước (5/2), Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đă điện đàm với người đồng cấp Nepal Pradeep Kumar Gyawali, trong đó ông Vương đă thúc giục Nepal cứ nhận trước vaccine rồi sau đó sẽ được cung cấp các tài liệu liên quan.
"Các tài liệu cần thiết sẽ được cung cấp sau, nhưng [Nepal] hăy tiếp nhận vaccine ngay bây giờ" - bức thư của Đại sứ quán Trung Quốc gửi tới chính phủ Nepal nhấn mạnh. Phía Đại sứ quán Trung Quốc tại Nepal vẫn chưa xác nhận nội dung bức thư này, nhưng nhiều quan chức Kathmandu đă chứng thực điều đó.
"Nếu phía Nepal không tiếp nhận lô vaccine này sớm, th́ chúng sẽ được phân phối cho các đơn đặt hàng thương mại khác, và việc phân phối vaccine cho Nepal sẽ lại bị đẩy xuống cuối danh sách chờ rất dài", hăng tin IANS trích dẫn nội dung bức thư nói trên.
Trước đó, phía Nepal đă gửi công văn tới Đại sứ quán Trung Quốc tại nước này và cho biết công ty phát triển Sinovac đă không cung cấp cho Nepal các giấy tờ theo quy định.
Đến nay, chính phủ Nepal vẫn chưa cấp phép sử dụng vaccine Sinovac của Trung Quốc tại nước này. Trong khi đó, Ấn Độ và Anh đă ngỏ ư hỗ trợ cho Kathmandu khoảng 4 triệu liều vaccine COVID-19.
Được biết, vaccine Sinovac chỉ có 50,4% hiệu quả khi được triển khai ở Brazil./.
(Theo Timesnow News, Tribune India)