Trung Quốc đúng là loại nham hiểm. Chúng t́m mọi cách để đe dọa láng giềng. Chúng quyết xây siêu đập thủy điện gần biên giới Ấn Độ, công suất gần gấp 3 đập Tam Hiệp
Dưới chân núi của dăy Himalaya từng là nơi h́nh thành đế quốc Thổ Phồn, sau này trở thành một phần của Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc có kế hoạch xây dựng siêu đập thủy điện lớn nhất thế giới ở nơi này.
Yarlung Tsangpo là ḍng sông thiêng trong văn hóa Tây Tạng.
Tháng 11 năm ngoái, truyền thông nhà nước Trung Quốc đăng tải kế hoạch xây dựng đập thủy điện có công suất 60.000 MW trên sông Yarlung Tsangpo ở khu tự trị Tây Tạng.
Siêu đập thủy điện mới sẽ có công suất gần gấp ba đập Tam Hiệp – con đập lớn nhất thế giới của Trung Quốc hiện nay với công suất 22.500MW.
Với mục tiêu đưa lượng khí thải carbon về 0 vào năm 2060, Trung Quốc càng thể hiện quyết tâm xây siêu đập thủy điện ở Tây Tạng, bất chấp sự chỉ trích của cộng đồng người bản địa và các nhà hoạt động v́ môi trường.
Tenzin Dolmey chưa bao giờ đặt chân đến cao nguyên Tây Tạng, nhưng cô đă được nghe kể về những ḍng sông và ngọn núi hùng vĩ ở nơi đây.
“Tôn trọng thiên nhiên là điều chúng tôi mong muốn”, Dolmey nói. Cô là người Tây Tạng sang Ấn Độ tị nạn, nay tham gia giảng dạy ngôn ngữ Tây Tạng ở Melbourne, Úc. “Người Tây Tạng duy tŕ tập tục không tắm trên ḍng sông để giữ giá trị thuần khiết của con sông".
Sông Yarlung Tsangpo lại càng có ư nghĩa hơn, v́ đây là ḍng sông thiêng, đại diện cho thân thể của nữ thần Dorje Phagmo trong văn hóa Tây Tạng.
Trung Quốc sáp nhập Tây Tạng vào năm 1950.
Tempa Gyaltsen Zamlha, người đứng đầu Viện Chính sách Tây Tạng về Môi trường và Phát Triển, cho biết sự tôn trọng đối với môi trường tự nhiên ở cao nguyên Tây Tạng đă h́nh thành từ hàng thế kỷ.
“Chúng tôi không xây đập trước khi Trung Quốc sáp nhập Tây Tạng, không phải v́ chúng tôi không thể, mà v́ muốn thể hiện sự tôn trọng với ḍng nước ở đây”, Zamlha nói với tờ Al Jazeera.
“Người Tây Tạng luôn phải tuân thủ các quy định về việc không xâm phạm đến ḍng nước. Đó là nguyên tắc có từ thời xa xưa”, Zamlha nói thêm.
Khởi nguồn từ ḍng sông băng ở phía tây của Tây Tạng, sông Yarlung Tsangpo h́nh thành ở độ cao 5.000 mét so với mực nước biển, là con sông cao nhất thế giới chảy qua dăy Himalaya.
Nguồn nước dồi dào khiến sông Yarlung Tsangpo có tiềm năng thủy điện rất to lớn. Theo Yan Zhiyong, Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Điện của Trung Quốc, những siêu đập khổng lồ như dự án ở Yarlung Tsangpo phục vụ nhu cầu cấp điện cho tương lai xanh của Trung Quốc.
Đập Tam Hiệp có công suất phát điện lớn nhất thế giới hiện nay.
Đập thủy điện sẽ được sử dụng để bù đắp lượng điện thiếu hụt khi Trung Quốc dần chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch để phát điện.
Theo ước tính ban đầu, cư dân sống ở quanh con sông Yarlung Tsangpo thấp hơn nhiều so với sông Dương Tử, nên hoạt động xây dựng và giải tỏa sẽ dễ dàng hơn. Ước tính có khoảng 14.000 người sống ở huyện Medog phải đi sơ tán để phục vụ xây siêu đập thủy điện.
Ngoài mục đích bù đắp cho lượng điện thiếu hụt từ việc cắt giảm nhiên liệu hóa thạch, Trung Quốc muốn xây siêu đập thủy điện “với mục đích chính trị”, ông Zamlha cho biết.
Theo ông Zamlha, siêu đập thủy điện được xây dựng ở khu vực cách biên giới với Ấn Độ khoảng 30km, có ảnh hưởng đáng kể đến nguồn nước từ sông Yarlung Tsangpo chảy vào Bangladesh và Ấn Độ.
Để đáp trả dự án tham vọng của Trung Quốc, Ấn Độ tuyên bố sẽ xây dựng đập thủy điện có công suất 10.000MW tại một nhánh khác của sông Brahmaputra.
VietBF@ sưu tầm.