Nợ nần chồng chất, kinh tế Trung Quốc tiến thoái lưỡng nan. Trung Quốc đă tung gói cứu trợ lớn vào năm 2020 để vực dậy nền kinh tế trong thời kỳ dịch. Nhưng điều này có thể tạo rủi ro "tê giác xám" đe dọa hệ thống tài chính của nước này.
Trung Quốc dự kiến giảm quy mô các biện pháp kích thích tài khóa được ban hành hồi năm ngoái. Theo South China Morning Post, nguyên nhân là sự chú ư đă chuyển sang rủi ro nợ trong nước.
Tại phiên họp sắp tới của cơ quan quyền lực tối cao Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc, các nhà lănh đạo sẽ điều chỉnh hỗ trợ tài khóa bằng cách giảm cả thâm hụt ngân sách lẫn phát hành trái phiếu địa phương đặc biệt nhằm tài trợ cho chi tiêu cơ sở hạ tầng.
Thu hẹp kích thích kinh tế phù hợp với lời kêu gọi của chính phủ về việc cân bằng giữa phát triển và an ninh kinh tế trong ṿng 15 năm tới. Bắc Kinh muốn tập trung hạn chế rủi ro "tê giác xám" có thể đe dọa ổn định tài chính và sự phát triển của kinh tế Trung Quốc.
"Tê giác xám" là thuật ngữ được dùng để chỉ những rủi ro mà một nền kinh tế đă nhận thấy được nhưng thường bị lơ là. Nợ xấu là một trong những "tê giác xám" của Trung Quốc.
Quả bom nợ có thể đe dọa ổn định tài chính và sự phát triển của kinh tế Trung Quốc. Ảnh: Reuters.Rủi ro "tê giác xám"
"Các biện pháp khẩn cấp được áp dụng vào năm ngoái đă làm tăng đáng kể rủi ro nợ của Trung Quốc. Tỷ lệ nợ của chính quyền địa phương đă tăng lên mức trung b́nh 90% GDP địa phương, gần với ranh giới đỏ", giáo sư Wen Laicheng tại Đại học Tài chính và Kinh tế Trung ương ở Bắc Kinh, b́nh luận.
Năm ngoái, nền kinh tế thứ hai thế giới đă chi hàng ngh́n tỷ NDT nhằm giúp hạn chế tác động của đại dịch và hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề. "Hạ tỷ lệ thâm hụt tài khóa từ 3,6% GDP vào năm ngoái xuống 3%, đồng thời giảm quy mô trái phiếu chuyên dùng trong nước sẽ gửi một tín hiệu rơ ràng rằng Trung Quốc đang quay trở lại chính sách tài khóa b́nh thường hơn", ông Wen nhận xét.
"Các khoản nợ tiềm ẩn vẫn là một mối lo ngại lớn", ông cảnh báo.
Tính đến cuối năm ngoái, tổng nợ công của Trung Quốc là 46.550 tỷ NDT (7.200 tỷ USD), bao gồm nợ của cả chính quyền trung ương và chính quyền địa phương.
Tổng nợ tương đương 45,8% GDP năm ngoái, dưới mức 60% GDP mà các tổ chức quốc tế coi là ngưỡng cảnh báo. Tuy nhiên, con số chính thức không phản ánh hết những khoản nợ tiềm ẩn của doanh nghiệp quốc doanh và các dự án hợp tác công tư.
Hầu hết nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh sẽ đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 6% cho năm nay. Tuy nhiên, một số khác khẳng định các nhà hoạch định chính sách có thể tiếp tục không đặt mục tiêu số.
Theo ông Ma Jun - thành viên ủy ban chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, Trung Quốc nên dừng vĩnh viễn việc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế hàng năm. Bởi tổng vay và nợ đang tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2009.
Mục tiêu tăng trưởng từ lâu đă là một trong những chỉ số được theo dơi sát sao, thể hiện chủ trương chính sách kinh tế của Bắc Kinh trong năm tới.
Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 2,3% trong năm 2020, tỷ lệ thấp nhất kể từ năm 1976. Tuy nhiên, đây là mức tăng trưởng dương duy nhất trong số các nền kinh tế lớn. Tháng trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 7,9% trong năm nay.
Tại cuộc họp hồi tháng 12/2020 nhằm vạch ra mục tiêu kinh tế trong năm 2021, các nhà lănh đạo Trung Quốc đă kêu gọi đưa ra những chính sách tài khóa hiệu quả và bền vững hơn, đồng thời cam kết tiếp tục các biện pháp hỗ trợ nhằm phục hồi kinh tế.
Gánh nặng nợ
Tháng trước, Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lưu Côn nhấn mạnh rằng Bắc Kinh cần thắt chặt dây cương và khắc phục các rủi ro trong tương lai.
"Chúng ta phải thực hiện các điều chỉnh hợp lư đối với thâm hụt tài chính, chính sách nợ và chi tiêu, cần hành động để giải quyết những rủi ro tiềm ẩn về nợ địa phương", Tân Hoa Xă dẫn lời ông khẳng định.
Hồi tuần trước, Bộ Tài chính Trung Quốc đă khởi chạy một nền tảng trực tuyến gồm những thông tin về nợ địa phương như quy mô dư nợ, chỉ số kinh tế và sức mạnh tài khóa. Cơ quan này cũng yêu cầu các quan chức xem xét cách thức chi tiêu số tiền huy động được từ trái phiếu đặc biệt ở cấp địa phương.
Trước đó, cựu Bộ trưởng Tài chính Lou Jiwei cảnh báo rằng những khó khăn về nợ sẽ tiếp tục trong một thời gian dài. Nguyên nhân là Bắc Kinh đă duy tŕ chính sách tài khóa chủ động trong 12 năm liên tiếp, với gói kích thích trị giá 4.000 tỷ NDT (620 tỷ USD) hồi năm 2008 nhằm giúp nền kinh tế chống đỡ tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
"Nợ công sẽ ngày càng trở thành mối đe dọa đối với sự ổn định tài khóa và an ninh kinh tế trong tương lai", ông khẳng định.
Chỉ riêng các khoản thanh toán lăi vay đă là gánh nặng lớn, chiếm 13% chi tiêu của chính phủ trong năm 2019, trước khi thực hiện những biện pháp cứu trợ Covid-19. Ông Lou ước tính tỷ lệ này đă leo lên khoảng 15% vào năm ngoái.
Vị cựu bộ trưởng cũng đề xuất hạn chế quy mô trái phiếu chuyên dùng địa phương.
Theo ước tính của Ngân hàng Standard Chartered, tỷ lệ thâm hụt ngân sách sẽ giảm xuống khoảng 6% trong năm nay. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn cao hơn mức giới hạn 5,6% được đặt ra vào năm 2019.
Theo ông Shen Jianguang, nhà kinh tế trưởng tại JD Technology, điều kiện tài chính yếu kém của chính quyền địa phương là mối lo ngại lớn nhất đối với các nhà hoạch định chính sách, do mức nợ cao, thuế và doanh thu bán đất giảm.
Tuy nhiên, chính phủ trung ương có khả năng tiếp tục hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các chính quyền địa phương, với tổng giá trị hơn 1.500 tỷ NDT (232,53 tỷ USD) hồi năm ngoái. "Doanh thu tài khóa có thể phục hồi khi nền kinh tế quốc gia tăng trưởng khoảng 8% trong năm nay", ông Shen nói thêm.
VietBF@ sưu tầm.