Thứ Năm, ngày 11/3/2021
Khin Thiri Thet Mon (bên trái, áo đen) trong một sự kiện do hăng truyền thông 7th Sense (do bà này quản lư, cũng bị Mỹ liệt vào danh sách trừng phạt) tổ chức hồi tháng 7-2019.
Mỹ tiếp tục gia tăng các lệnh trừng phạt nhắm vào chính quyền quân sự Myanmar khi liệt tên hai người con lớn của Thống tướng Myanmar Min Aung Hlaing vào danh sách đen.
Các con lớn của Thống tướng Min Aung Hlaing và thêm sáu công ty có liên quan mật thiết với quân đội Myanmar là đối tượng tiếp theo bị Mỹ áp lệnh trừng phạt với lư do liên quan tới cuộc chính biến xảy ra tại quốc gia Đông Nam Á này hồi đầu tháng 2, hăng tin Reuters cho hay.
Ngày 10-3, Bộ Tài chính Mỹ thông báo hai người con lớn của ông Min Aung Hlaing là ông Aung Pyae Sone (37 tuổi) và bà Khin Thiri Thet Mon (40 tuổi) bị liệt vào danh sách các cá nhân và thực thể bị trừng phạt “liên quan tới Myanmar”.
Sáu công ty có liên quan mật thiết với quân đội Myanmar (đều có trụ sở tại cố đô Yangon) cũng bị liệt vào danh sách này, bao gồm một công ty dịch vụ y tế, một công ty hóa chất, một hăng truyền thông và làm phim, một công ty xây dựng, một nhà triển lăm và một hệ thống nhà hàng. Đây là những doanh nghiệp do ông Aung Pyae Sone hoặc bà Khin Thiri Thet Mon đồng sáng lập, giữ cổ phần hoặc tham gia quản lư.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cảnh báo Washington có thể áp đặt thêm nhiều lệnh trừng phạt nữa, đồng thời lên án việc chính quyền quân sự Myanmar bắt giữ những nhà lănh đạo và quan chức thuộc chính quyền dân sự và việc ít nhất 53 người biểu t́nh đă thiệt mạng trong các cuộc biểu t́nh phản đối chính biến.
“Chúng tôi sẽ không ngần ngại có thêm những hành động chống lại những ai xúi giục bạo lực và đàn áp ư chí của người dân” - ông Blinken nói.
Việc nối dài danh sách trừng phạt là động thái mới nhất của chính quyền Washington với ư định gây áp lực buộc chính quyền quân sự Myanmar từ bỏ quyền lực và thả tự do cho Cố vấn Nhà nước Aung Sang Suu Kyi và các quan chức của quốc gia Đông Nam Á này, cũng như dừng những hành vi bị coi là đàn áp người biểu t́nh.
Ngày 1-2, bà Suu Kyi và nhiều lănh đạo dân cử đă bị quân đội Myanmar bắt giữ. Đảng Liên minh Quốc gia v́ dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi giành chiến thắng áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử tháng 11-2020 nhưng các đảng đối lập cáo buộc gian lận bầu cử. Quân đội cáo buộc chính quyền dân sự đă làm ngơ trước những dấu hiệu gian lận.
Động thái này của quân đội Myanmar vấp phải phản ứng gay gắt từ một bộ phận lớn người dân Myanmar và cộng đồng quốc tế.
Trước thông báo hôm 10-3, Mỹ đă trừng phạt hai tập đoàn quân sự đa ngành và nhiều công ty khác do quan đội Myanmar quản lư.
Hội Đồng Bảo An (HĐBA) Liên Hiệp Quốc hôm Thứ Ba, 9 Tháng Ba, không đạt được thỏa thuận về tuyên bố lên án đảo chánh ở Miến Điện, kêu gọi quân đội nước này kiềm chế và đe dọa sẽ cân nhắc “những biện pháp khác,” theo Reuters.
Tuy nhiên, các nhà ngoại giao cho hay rất có thể họ sẽ tiếp tục đàm phán. Cuối ngày Thứ Ba, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Việt Nam đều đề nghị sửa lại bản tuyên bố dự thảo của Anh, các nhà ngoại giao cho hay, như loại bỏ từ ngữ liên quan đảo chánh và loại bỏ lời đe dọa sẽ cân nhắc trừng phạt. Những tuyên bố kiểu này phải được toàn bộ 15 quốc gia thành viên của HĐBA đồng ư.
Tháng trước, HĐBA ra thông cáo báo chí bày tỏ lo ngại về t́nh trạng khẩn cấp mà quân đội Miến Điện ban hành, và kêu gọi thả tất cả những người bị bắt, nhưng không lên án cuộc đảo chánh, v́ Nga và Trung Quốc phản đối.
Nguồn: Reuters