Hàng ngàn người Mỹ gốc Á phải đối mặt với nạn phân biệt chủng tộc qua các cuộc tấn công bằng lời nói và thể xác, hoặc bị người khác xa lánh, theo một nghiên cứu được công bố hôm Thứ Ba, 16 Tháng Ba, được đăng tải trên Los Angeles Times, kể từ khi đại dịch COVID-19 làm ngưng trệ mọi hoạt động vào Tháng Ba năm ngoái.
Báo cáo của tổ chức Stop AAPI Hate cho thấy trong khoảng thời gian từ Tháng Ba, 2020 đến Tháng Hai, 2021 có tới 3,795 vụ tấn công có chủ ư phân biệt chủng tộc nhắm vào người Mỹ gốc Á.
Một em bé tham gia biểu t́nh với tấm bảng có hàng chữ: “Đừng tấn công ông bà em.” (H́nh: Ringo Chiu/AFP via Getty Images)
Tuy nhiên, con số này có thể chỉ là một phần nhỏ của các cuộc tấn công đă xảy ra, v́ có rất nhiều vụ không được báo cáo.
Stop AAPI Hate được thành lập vào Tháng Ba năm ngoái để đối phó với các cuộc tấn công liên quan đến ư nghĩ cho rằng người Châu Á phải chịu trách nhiệm về COVID-19 v́ có nguồn gốc từ Vũ Hán, Trung Quốc.
Nhóm này không thu thập dữ liệu của những năm trước để có thể so sánh rằng liệu các cuộc tấn công nhằm vào người Châu Á có gia tăng trong thời kỳ đại dịch hay không.
Khoảng 68% các cuộc tấn công chống người Châu Á được ghi nhận trong nghiên cứu là quấy rối bằng lời nói, 21% là hành vi xa lánh, và 11% là hành hung thể xác.
Khoảng 9% số vụ khác là vi phạm quyền công dân như phân biệt đối xử tại nơi làm việc hoặc bị từ chối phục vụ tại một doanh nghiệp. Gần 7% các cuộc tấn công là quấy rối trực tuyến.
Hầu hết các vụ này xảy ra tại các cơ sở kinh doanh hoặc trên đường phố công cộng.
“Chúng tôi yêu cầu các nhà hoạch định chính sách ở cấp địa phương, tiểu bang, và liên bang hợp tác với chúng tôi để thực hiện các giải pháp dựa vào cộng đồng sẽ giúp bảo đảm người Mỹ gốc Á có quyền b́nh đẳng,” bà Manjusha Kulkarni, đồng sáng lập Stop AAPI Hate và giám đốc điều hành Hội Đồng Chính Sách và Kế Hoạch Châu Á Thái B́nh Dương, nói.
Một số vụ phân biệt chủng tộc được báo cáo: Tại một ga tàu điện ngầm ở Annandale, Virginia, một phụ nữ Mỹ gốc Á đang đi cầu thang cuốn th́ bị một người đàn ông liên tục đấm vào lưng và đuổi theo cô, giả ho và hét lên: “Đồ Tàu khựa…” và sau đó tuôn ra lời tục tĩu. Trong một ví dụ về sự tránh né, một tài xế gọi xe ở Las Vegas nói với một khách người Mỹ gốc Á: “Hôm nay có một người Châu Á khác đi cùng tôi, tôi hy vọng bạn không có một tí COVID-19 nào nhé!”
Hơn hai phần ba số vụ bị tấn công mang tính kỳ thị chủng tộc trong nghiên cứu là do phụ nữ báo cáo.
Trong số vụ tấn công, có hơn 40% do người Mỹ gốc Hoa báo cáo, 15% do người Mỹ gốc Hàn báo cáo, và 8% do người Mỹ gốc Philippines thuật lại.
Bà Cynthia Choi, đồng sáng lập Stop AAPI Hate và đồng giám đốc điều hành Tổ Chức Người Hoa Ủng Hộ Sự B́nh Đẳng, cho biết: “Chúng ta cần tính đến cả tác động lịch sử và tác động liên tục mà phân biệt chủng tộc, thù hận và bạo lực đang gây ra đối với cộng đồng, đặc biệt là đối với phụ nữ, thanh niên và người cao niên, những người dễ bị ăn hiếp.” (Đ.Trang) [đ.d.]