Nhật-Mỹ cam kết giúp Đài Loan chống ‘bành trướng’ Bắc Kinh
Triệu Hằng
Visiontimes đưa tin, Mỹ và Nhật Bản đă cam kết ngăn chặn hành động xâm lược quân sự của Trung Quốc đối với Đài Loan.
Bộ trưởng Quốc pḥng Hoa Kỳ Lloyd Austin đă đưa ra vấn đề này khi hội đàm với Bộ trưởng Quốc pḥng Nhật Bản Nobuo Kishi, theo báo cáo của Nhật Bản vào ngày 21/3. Ông Kishi kêu gọi ḥa b́nh ở eo biển Đài Loan và nhất trí giúp bảo vệ Đài Loan và tàu chiến Hoa Kỳ trong khu vực.
Theo hiến pháp Nhật Bản, nước này không được triển khai quân đội ở nước ngoài trong vai tṛ tham chiến, điều mà Đảng Dân chủ tự do cầm quyền ở Nhật đang t́m cách thay đổi. Trong những năm 2000, các lực lượng Nhật Bản đă được cử đến Iraq để giúp đỡ trong nhiều nhiệm vụ.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken vào ngày 3/3 nói rằng “mối quan hệ của chúng tôi đối với Trung Quốc sẽ là cạnh tranh khi cần, hợp tác khi có thể và đối đầu th́ phải như vậy”. Ông Blinken cũng nói về sự cần thiết phải “tham gia với Trung Quốc từ một vị thế mạnh”, điều này “đ̣i hỏi phải làm việc với các đồng minh và đối tác”.
Chính quyền Biden dường như đang tiếp tục xu hướng đă nổi lên dưới thời tổng thống tiền nhiệm Donald Trump, đó là Mỹ dành ưu tiên lớn hơn trong việc đối đầu với Bắc Kinh ở vấn đề Đài Loan.
The Hill cho hay, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ nói với tờ báo rằng, chính quyền Biden “tiếp tục bày tỏ mối quan ngại mạnh mẽ của chúng tôi với Bắc Kinh về t́nh trạng đáng lo ngại khi chính quyền Trung Quốc liên tục đe dọa các nước láng giềng trong khu vực, bao gồm cả Đài Loan”.
Người phát ngôn này cũng cho hay, sự ủng hộ của chính quyền Biden đối với Đài Loan là “vững chắc”. Họ nói thêm rằng “chúng tôi sẽ sát cánh cùng với bạn bè và đồng minh để thúc đẩy sự thịnh vượng chung, an ninh và các giá trị của chúng tôi và một khu vực Ấn Độ Dương – Thái B́nh Dương tự do và cởi mở – và điều đó bao gồm việc làm sâu sắc thêm mối quan hệ không chính thức của chúng tôi với Đài Loan dân chủ”.
Vào ngày 7/3, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói rằng “chính phủ Trung Quốc không có chỗ cho sự thỏa hiệp”, và “chúng tôi kêu gọi chính quyền mới của Hoa Kỳ hiểu đầy đủ về mức độ nhạy cảm cao của vấn đề Đài Loan”, và “Thay đổi hoàn toàn các hoạt động nguy hiểm của chính quyền trước đó là “vượt qua ranh giới” và “chơi với lửa”.
Tokyo đă thúc giục phía Mỹ có lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc. Đặc biệt, ông Kishi bày tỏ “quan ngại mạnh mẽ về các hoạt động gia tăng của các lực lượng tuần duyên Trung Quốc gần đây”.
Mỹ kư thỏa thuận ‘trấn an’ Đài Loan khi Trung Quốc ngày càng hung hăng
Reuters đưa tin, Đài Loan và Hoa Kỳ đă kư thỏa thuận đầu tiên giữa hai bên dưới thời chính quyền ông Biden, về việc thành lập một Nhóm hợp tác Cảnh sát biển để phối hợp chính sách tại thời điểm mà các hành động trên biển của Trung Quốc gây ra lo ngại ngày càng tăng trong khu vực.
Động thái từ phía chính phủ mới của Tổng thống Mỹ Biden được cho là một sự trấn an Đài Loan trước sự bành trướng của Trung Quốc đối với ḥn đảo. Quốc đảo cũng đă nhiều lần bày tỏ lo ngại về những nỗ lực của Trung Quốc nhằm gây sức ép lên Đài Bắc.
Đại diện của Đài Loan tại Hoa Kỳ, bà Tiêu Mỹ Cầm (Hsiao Bi-khim), đă kư thỏa thuận tại Washington hôm thứ Năm (25/3), văn pḥng của bà cho biết trong một tuyên bố.
We’re very excited to launch a new AIT-TECRO Coast Guard Working Group. The U.S. could not be prouder to work side-by-side with such a good friend as Taiwan to tackle the world’s challenges. pic.twitter.com/xq3WExGmQJ— EAP Bureau (@USAsiaPacific) March 25, 2021
Bà Tiêu nhấn mạnh rằng “với tư cách là một bên liên quan có trách nhiệm trong khu vực Ấn Độ – Thái B́nh Dương, Đài Loan sẵn sàng và sẵn sàng làm nhiều hơn nữa trong lĩnh vực hàng hải”.
Mặc dù Hoa Kỳ giống như nhiều quốc gia khác, không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, nhưng Hoa Kỳ là nhà cung cấp vũ khí và hậu thuẫn quốc tế quan trọng nhất của ḥn đảo.
Vào tháng Một, Trung Quốc đă lần đầu tiên thông qua một dự luật rơ ràng cho phép lực lượng hải cảnh của họ nổ súng vào các tàu nước ngoài, điều này đă gây lên lo ngại ở khu vực và ở Washington.
Phía Trung Quốc tuyên bố rằng luật của họ là phù hợp với thông lệ quốc tế và luật này là cần thiết để bảo vệ chủ quyền, an ninh và các quyền hàng hải của đất nước.
Trên thực tế, Bắc Kinh đang có những tranh chấp chủ quyền hàng hải với Nhật Bản ở Biển Hoa Đông và một số nước Đông Nam Á ở Biển Đông.
Triệu Hằng
|