Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia dịch tễ hàng đầu Mỹ, đưa ra ba bài học quan trọng cho toàn cầu từ thảm họa Covid-19 Ấn Độ.
"Lư do khiến Ấn Độ rơi vào t́nh thế như hiện nay là v́ họ trải qua một đợt dịch trước đó và lầm tưởng rằng họ đă đẩy lùi Covid-19. Họ mở cửa quá sớm, dẫn đến đợt bùng phát thứ hai, mà chúng ta đều nhận thấy hậu quả vô cùng tàn khốc", ông Fauci phát biểu ngày 11/5 trước Ủy ban Y tế, Giáo dục, Lao động và Hưu trí của Thượng viện Mỹ tại phiên điều trần về ứng phó với đại dịch.
Theo ông Fauci, bài học quan trọng đầu tiên là đừng bao giờ đánh giá thấp t́nh h́nh.
"Bài học thứ hai là chuẩn bị sẵn sàng về y tế công cộng cho các đại dịch trong tương lai. Chúng ta cần tiếp tục xây dựng và cải thiện cơ sở hạ tầng y tế địa phương, vốn từng bị bỏ qua và trở nên hỗn loạn trong nhiều thập kỷ", ông Fauci cho biết.
Bài học thứ ba ông Fauci nêu ra là một đại dịch toàn cầu đ̣i hỏi phản ứng toàn cầu. Ông cho rằng mọi người phải ư thức được trách nhiệm không chỉ đối với đất nước ḿnh, mà c̣n phải sát cánh cùng các quốc gia khác, nhằm đảm bảo tất cả đều được tiếp cận với các biện pháp chống dịch, đặc biệt là vaccine.
"Bởi v́ nếu virus tiếp tục bùng phát ở bất kỳ đâu trên thế giới, Mỹ vẫn đối mặt với nguy hiểm, đặc biệt là các biến thể virus", tiến sĩ Fauci nói.
Chủ tŕ phiên điều trần, Thượng nghị sĩ Patty Murray coi làn sóng Covid-19 đang tàn phá Ấn Độ là lời nhắc nhở đau ḷng rằng Mỹ không thể chấm dứt đại dịch cho đến khi nó bị kết liễu ở mọi nơi trên thế giới.
"Tôi mừng v́ chính quyền Tổng thống Joe Biden đang lănh đạo cuộc chiến chống dịch bằng cách tái tham gia Tổ chức Y tế Thế giới, tài trợ cho nỗ lực vaccine toàn cầu và cam kết quyên góp 60 triệu liều vaccine AstraZeneca cho các nước khác tới ngày 4/7", Thượng nghị sĩ Murray nói.
"Đợt bùng phát ở Ấn Độ nhấn mạnh sự cần thiết của cơ sở hạ tầng y tế cộng đồng mạnh mẽ ở Mỹ để ứng phó với đại dịch này và các dịch bệnh trong tương lai", bà nói thêm.
Theo bà Murray cuộc khủng hoảng ở Ấn Độ là lời cảnh báo về hậu quả khi sự lây lan của virus không được kiểm soát, làm hệ thống bệnh viện quá tải. Đặc biệt là các biến thể nCoV với khả năng lây truyền dễ hơn và gây nguy hiểm đến tính mạng hơn.
Tính đến ngày 11/5, Ấn Độ ghi nhận tổng cộng hơn 23 triệu ca mắc Covid-19, khoảng 254.000 ca tử vong và hơn 19 triệu người đă khỏi bệnh.
|