Theo như quan chức của Cam Bốt, sự việc di dời khu nhà nổi có đông người Việt sinh sống trên sông Tonle Sap nhằm làm sạch thủ đô trước khi Phnom Penh tổ chức Đông Nam Á Vận Hội 2023, v́ sân vận động mới được xây chỉ cách đó vài km, sau khi vào hôm qua, 12/06/2021 chính quyền thủ đô nước này đă bắt đầu giám sát chiến dịch tháo dỡ các ngôi “nhà nổi” dọc theo bờ sông Tonle Sap – Người Việt quen gọi là Biển Hồ - khúc chảy qua Phnom Penh, bất chấp sự phản đối của những cư dân sinh sống lâu đời tại đó.
Một người Việt bên ngôi nhà nổi trên sông Tongle Sap bị chính quyền Cam Bốt tháo dỡ, ngày 12/06/2021. AP - Heng Sinith
Theo hăng tin Anh Reuters, chính quyền thủ đô Cam Bốt đă nhấn mạnh đến nhu cầu bảo đảm mỹ quan và vệ sinh để giải thích chiến dịch giải tỏa các ngôi nhà nổi bên sông.
Trả lời Reuters, ông Si Vutha, người đứng đầu văn pḥng quản lư đất đai của quận Prek Pnov, nơi đă tiến hành công việc tháo dỡ các ngôi nhà nổi từ hôm 11/06, cho biết: “Có 316 ngôi nhà mà chúng tôi phải di dời hôm nay. Đây là vấn đề thực sự ảnh hưởng đến mỹ quan thành phố và môi trường. Đi thuyền ngang qua đây là thấy ngay mùi rất khó chịu”.
Theo quan chức này, việc di dời nhằm làm sạch thủ đô trước khi Phnom Penh tổ chức Đông Nam Á Vận Hội 2023, v́ sân vận động mới được xây chỉ cách đó vài km.
Nhân vật này nói tiếp: "Ở đây có hàng trăm con virus, cứ để du khách ngoại quốc đến thấy đất nước của chúng tôi như thế hay sao?”.
Theo Reuters, từ bao thế hệ nay, những ngôi nhà nổi bằng gỗ ở Phnom Penh vừa là nơi sinh sống vừa là phương thức mưu sinh của hầu hết các gia đ́nh người gốc Việt. Người dân sống tại đấy cho rằng chiến dịch gải tỏa được tung ra quá sớm trong bối cảnh c̣n hơn một năm nữa SEA Games mới diễn ra.
Theo Reuters, ông Si Vutha không nói rơ lư do v́ sao chính quyền lại cho tiến hành việc giải tỏa vào lúc này, trong lúc phát ngôn viên thành phố Phnom Penh chưa đưa ra b́nh luận vào hôm qua.
Trả lời Reuters, một cư dân 54 tuổi khẳng định: “Tổ tiên chúng tôi luôn ở đây”. Đối với ông, lệnh của thành phố không cho gia đ́nh ông đủ thời gian để di dời.
Một người khác, 57 tuổi, đă từ Việt Nam qua sinh sống tại Cam Bốt từ 20 năm nay, cho biết là gia đ́nh anh kiếm sống bằng nghề nuôi cá trong bè, nhưng v́ cá năm nay quá nhỏ nên không thể bán. Cư dân này rất lo lắng: “Tôi không biết phải đi đâu, tôi không có đất.”