Khó tiếp cận nguồn dược phẩm chính thống, nhiều người nhập cư tại Mỹ phải dựa vào các loại thuốc đắt đỏ, chưa kiểm chứng để trị Covid-19.
Vào một buổi chiều tháng 4, những sạp rau quả, quần áo và sạc điện thoại tại khu chợ trời lớn nhất thành phố Fresno, bang California, c̣n bày bán cả các loại thuốc kê đơn được quảng bá là có thể điều trị Covid-19.
Người bán ra giá 25 USD cho một liều thuốc tiêm steroid dexamethasone, một số loại kháng sinh và thuốc chống kư sinh trùng ivermectin. Chloroquine và hydroxychloroquine, những loại thuốc trị sốt rét từng được cựu tổng thống Donald Trump ca ngợi là có thể chữa Covid-19, thỉnh thoảng cũng xuất hiện, bên cạnh các thực phẩm chức năng dạng thảo dược.
Các cơ quan y tế và bảo vệ người tiêu dùng từng nhiều lần cảnh báo rằng những phương thuốc như trên, cũng như việc truyền vitamin hay "liệu pháp peptide" đắt đỏ do những pḥng khám chuyên về phương pháp điều trị thay thế cung cấp với giá hơn 1000 USD, đều không có bằng chứng khoa học đáng tin cậy trong điều trị Covid-19.
Nhưng những phương pháp này, thường được các bác sĩ và công ty quảng bá trên mạng xă hội, đă thu hút sự quan tâm của không ít người trong cộng đồng nhập cư thu nhập thấp tại Mỹ. Một số người t́m đến các loại thuốc chưa được cấp phép bởi thuốc chính thống quá đắt hoặc họ không thể tiếp cận chúng do rào cản ngôn ngữ, văn hóa.
Việc những người sống dưới mức nghèo khổ phải chi số tiền lớn cho các phương pháp điều trị Covid-19 chưa được chứng minh là thực tế "đáng thất vọng nhưng không ngạc nhiên", Rais Vohra, lănh đạo cơ quan y tế hạt Fresno, nhận xét. "Mọi người đang tuyệt vọng và bị bao phủ bởi những thông tin sai sự thật. Họ đôi khi không có kỹ năng, thời gian hay kiến thức để giải thích chúng trên góc độ y khoa".
Đây không phải điều ǵ quá mới mẻ. Năm 2014, tiến sĩ Vohra đă công bố báo cáo về trường hợp một phụ nữ Hmong đến pḥng cấp cứu ở Fresno v́ bị ngộ độc nghiêm trọng sau khi dùng quá liều thuốc chloroquine dán nhăn "Tylenol đỏ" mà cô mua ở chợ trời.
Vohra và vài đồng nghiệp sau đó đến chợ, t́m tới ba cửa hàng nhỏ và phát hiện ra 35 loại thuốc chỉ được bán khi có đơn hoặc bị Cơ quan Quản lư Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) liệt vào danh sách thuốc không an toàn. "Đó là chuyến đi giúp tôi mở mang tầm mắt", ông nói.
Trong thời gian đại dịch, rất nhiều người nhập cư không thể tiếp cận dịch vụ y tế của chính phủ, phải t́m đến những thị trường ngầm như vậy với hy vọng có thể chữa khỏi Covid-19. Khoảng 20% người gốc Tây Ban Nha ở Mỹ không có bảo hiểm y tế. Tỷ lệ này c̣n cao hơn ở những người nhập cư không giấy tờ.
Mặt khác, không ít người nhập cư tỏ ra không tin tưởng vào những bác sĩ không nói ngôn ngữ của họ hoặc hành xử một cách thô lỗ, cộc lốc với họ.
Khi mắc Covid-19, nhiều người nhập cư chọn cách tự điều trị bằng penicillin, các loại thuốc kháng sinh khác hoặc hỗn hợp vitamin cùng liệu pháp thảo dược mua từ những nguồn không đáng tin.
Một phụ nữ ở Fresno mới đây đă chia sẻ với New York Times câu chuyện chồng cô chiến đấu với Covid-19. Dù mắc bệnh, anh từ chối đến bệnh viện v́ nghe đồn rằng những người nhập cư không giấy tờ thường "bước vào và không bao giờ trở ra".
Cô đành đưa chồng tới một pḥng khám, nơi bác sĩ điều trị bằng phương pháp tiêm peptide. Người phụ nữ giấu tên cho biết cô đă không chuẩn bị cho việc phải trả viện phí tới 1.400 USD.
"Tôi rất sốc nhưng cố làm ra vẻ mọi chuyện đều ổn bởi tôi phải mạnh mẽ v́ chồng và các con", cô nói. Tuy nhiên, sức khỏe của chồng cô vẫn yếu đi dù đă được tiêm. Trong khi đó, gia đ́nh lại không c̣n tiền. May mắn cho họ, sau hơn một tháng, chồng cô khỏe trở lại và có thể tiếp tục làm việc.
Một số loại thuốc chưa được cấp phép có thể rất nguy hiểm. Ngay cả khi không gây ra rủi ro với sức khỏe, chúng có nguy cơ khiến mọi người tŕ hoăn t́m kiếm chăm sóc y tế từ bác sĩ chuyên khoa, điều dễ dẫn tới những hệ quả chết người.
Việc điều trị chậm trễ là một lư do khiến tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở nhóm người da màu và người gốc Tây Ban Nha cao hơn hai lần người da trắng ở Mỹ.
Không thể hoặc không sẵn ḷng trao đổi với những nhà cung cấp dịch vụ y tế chính thống, một số người chuyển sang t́m kiếm lời khuyên trên Facebook, WhatsApp hay YouTube.
Trên trang Facebook Covid-19 Recipes and Home Remedies với 10.000 thành viên, mọi người thường xuyên chia sẻ mẹo chữa bệnh bằng cách pha chế thảo dược, kẽm, vitamin B12, thuốc ivermectin và chlorine dioxide. Cách làm này đă được báo cáo là gây suy hô hấp và suy gan.
Các liệu pháp thay thế cũng tiềm ẩn nguy cơ làm giảm phương án điều trị của bác sĩ dành cho bệnh nhân do lo ngại về các tương tác thuốc gây hại, tiến sĩ Kathleen Page, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Baltimore, Đại học Johns Hopkins, nhận định.
Những người nhập cư không giấy tờ đến từ Mexico hay Trung Mỹ phải nhập khoa cấp cứu tại bệnh viện của bà thường cho biết họ đă tự dùng các biện pháp điều trị tại nhà, các loại vitamin và thuốc kháng sinh trước khi t́m đến chăm sóc y tế chính thống.
"Tôi không giận khi bệnh nhân kể cho tôi về những phương pháp tự phát họ đă áp dụng", Page nói. "Tôi giận v́ hệ thống của chúng ta lại giúp họ dễ nhận được sự giúp đỡ từ những nơi phi truyền thống hơn là dịch vụ chăm sóc sức khỏe thông thường".
|