Chưa đầy 2% dân số ở châu Phi đă được chích ngừa đầy đủ, trong khi đang trải qua “tuần đại dịch tồi tệ nhất từ trước tới nay”, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Lục địa này ghi nhận hơn 250.000 ca mắc mới Covid-19 trong tuần kết thúc ngày 4/7, tăng 20% so với tuần trước đó.
Trong lúc đó, tổ chức nhân đạo Dự án HOPE ghi nhận bệnh viện tại Indonesia đă quá tải và phải dựng lều để chăm sóc cho bệnh nhân v́ không c̣n giường trống.
“Người ốm chỉ chờ đợi có ca tử vong mới để họ có được cơ hội nằm viện”, Edhie Rahmat, giám đốc điều hành Dự án Hope tại Indonesia, nói.
Thế giới có 8.000 ca tử vong v́ Covid-19 mỗi ngày, theo Our World in Data. Càng làm nghiêm trọng thêm t́nh h́nh là biến chủng Delta, biến chủng dễ lây lan được phát hiện lần đầu ở Ấn Độ.
Các chuyên gia nhận định rằng Mỹ và những nước giàu có khác sẽ được lợi khi giúp ngăn chặn đại dịch trên thế giới để biến chủng mới của virus ít có cơ hội xuất hiện.
Tháng 6, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo Mỹ sẽ chia sẻ hơn 500 triệu liều vaccine tới các quốc gia khác. Nhóm các nước G7 cũng đồng ư cung cấp hơn 1 tỷ liều.
Giới hoạt động xă hội và chuyên gia tán thành những nỗ lực trên nhưng cho rằng cần làm nhiều hơn thế để có thể tiêm chủng cho người dân toàn cầu.
Jenny Ottenhoff, giám đốc chính sách cao cấp thuộc tổ chức phi lợi nhuận One Campaign, chỉ ra rằng hơn một nửa trong số 500 triệu liều vaccine Mỹ định chia sẻ với thế giới dự kiến được chuyển đi vào năm 2022. Điều này là “quá muộn”, bà Ottenhoff nhận định.
Bên cạnh việc chia sẻ những liều đă sản xuất, một số người cũng kêu gọi các nước giàu đóng vai tṛ lớn hơn trong việc tăng cường năng lực sản xuất toàn cầu để tạo thêm nhiều liều vaccine.
Viện chính sách Public Citizen (Mỹ) kêu gọi đầu tư thêm 25 tỷ USD vào điều chế vaccine v́ cho rằng điều này có thể giúp sản xuất 8 tỷ liều trong 12 tháng tiếp theo.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 7/7 lên tiếng chỉ trích sự bất b́nh đẳng về vaccine trên thế giới.
“Chủ nghĩa dân tộc vaccine là điều không thể chấp nhận về đạo đức và cũng là chiến lược y tế công cộng không hiệu quả trước con virus đang mau chóng đột biến và ngày càng dễ lây lan”, ông Tedros nói. “Thật đáng sợ khi hàng triệu nhân viên y tế chưa được tiêm chủng tại thời điểm này”.
Rachel Silverman, viện sĩ chính sách thuộc Trung tâm Phát triển Quốc tế (Mỹ), chỉ ra rằng việc tiêm chủng trước tiên cho nhóm 10% người dễ tổn thương nhất ở một số quốc gia không phải là giải pháp hoàn hảo nhưng ít nhất sẽ làm giảm số ca tử vong.
“Nếu có thể chích ngừa cho số 10% người gặp rủi ro nhất ở các nước này, bạn có thể thực sự giảm thiểu số ca tử vong”, bà Silverman nói.
|