Bệnh đái dầm là rối loạn thói quen thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Nhiều nguyên nhân gây nên như cơ thể chưa phát triển toàn diện, di truyền...
Thông thường ở người lớn, dung tích của bàng quang có thể đạt đến 300ml nước tiểu, đến lúc này sẽ có phản xạ kích thích gây buồn tiểu và dưới sự chỉ huy của vỏ năo người lớn tự chủ đi tiểu.
Tuy nhiên ở trẻ em, dung tích bàng quang chưa phát triển đến như vậy nhưng một số trường hợp khi nước tiểu chứa đầy bàng quang nhưng không có phản xạ buồn tiểu mà nước tiểu cứ chảy ra gọi là đái không tự chủ lúc ngủ (đái dầm). Đây là một thói quen hay gặp nhất ở trẻ nhỏ, nhưng khi trẻ đă lớn trên 7 tuổi mà vẫn bị đái dầm chứng tỏ có điều bất thường nên cho trẻ đi khám.
Đái dầm ở trẻ được tạm chia làm hai loại, đó là đái dầm tiên phát, có nghĩa là trẻ đái dầm từ bé đến lớn và liên tục không có khoảng ngừng, loại này chiếm đa số (khoảng 90%) trong các trường hợp chứng đái dầm.
Loại thứ hai là loại đái dầm thứ phát, nghĩa là trước đó trẻ bị đái dầm nhưng về sau có một khoảng thời gian không bị đái dầm nhưng sau đó lại tái phát.
Nguyên nhân trẻ hay đái dầm
Theo thông tin trên Sức khỏe & Đời sống, có thể do dị tật bẩm sinh ở đường tiết niệu (bàng quang bé), hoặc do hệ thần kinh phát triển chậm hoặc do nhiễm trùng đường tiểu (viêm bàng quang) hoặc hẹp bao quy đầu (trẻ trai) gây nên t́nh trạng đái dầm.
Di truyền
Đái dầm tiên phát thường mang tính di truyền. Nếu cha và mẹ từng đái dầm khi nhỏ, nguy cơ đái dầm của con cái sẽ là 77%. Tỷ lệ này giảm c̣n 44% nếu chỉ bố hoặc mẹ từng đái dầm, và c̣n 15% nếu không ai trong cha mẹ từng đái dầm.
Tăng sản xuất nước tiểu về đêm
Ban đêm năo sản xuất một loại hoóc môn gọi là vasopressin, giúp làm giảm lượng nước tiểu sản xuất ở thận, cho phép chúng ta ngủ tới sáng mà không phải dậy đi tiểu. Sản xuất không đủ hoóc môn này có thể gây đái dầm.
Trẻ không thể tỉnh giấc
Một số trẻ đái dầm không có khả năng tỉnh giấc khi bàng quang đạt dung tích tối đa.
Táo bón
Khi trực tràng bị đầy, phân có thể ép vào bàng quang, khiến cơ quan này “hiểu nhầm” và gửi tín hiệu thần kinh tới năo như khi bàng quang bị đầy. Trực tràng đầy phân cũng làm giảm dung tích bàng quang hoặc khiến trẻ không thể làm rỗng tối đa cơ quan này.
Yếu tố tâm lư
Trẻ có thể bị đái dầm thứ phát sau những căng thẳng đáng kể như chuyển nhà, chuyển trường, mất người thân, cha mẹ ly dị hay bị lạm dụng t́nh dục. Đái dầm thường mất đi khi rắc rối tâm lư được xử lư. Tuy nhiên, cha mẹ cần nhớ rằng rắc rối tâm lư không gây đái dầm tiên phát.
Lưu ư khi trẻ bị đái dầm cha mẹ không nên quát mắng, đổ lỗi cho trẻ.