Thân nhân lính Mỹ chết đuối kiện hăng chế tạo thiết giáp lội nước
Gia đ́nh 9 lính Mỹ chết ch́m trong xe thiết giáp AAV khởi kiện hăng BAE Systems với lư do thiết giáp lội nước có vấn đề trong thiết kế.
"Lư do các binh sĩ thiệt mạng chính là họ không có cách nào thoát khỏi phương tiện đó một cách an toàn. Họ không thể thoát ra ngoài và chết một cách thảm thương dưới đáy biển", Annee Della Donna, luật sư đại diện cho gia đ́nh 9 lính Mỹ chết đuối trong vụ ch́m phương tiện đổ bộ tấn công (AAV) ngoài khơi bang California năm ngoái, cho biết trong đơn kiện ngày 29/7.
Sự cố xảy ra ngày 30/7/2020, khi chiếc AAV chở 16 người bị ch́m trên đường trở về tàu đổ bộ USS Somerset sau cuộc huấn luyện ở bờ biển phía nam bang California. Tổ lái thông báo nước tràn vào khoang và xe nhanh chóng ch́m với toàn bộ 16 người bên trong.
3 thành viên tổ lái của một xe AAV tham gia tập trận hồi năm 2019. Ảnh: US Navy.
Chỉ có 8 lính thủy đánh bộ thoát ra và được t́m thấy, trong đó một người được xác nhận thiệt mạng. 8 người c̣n lại kẹt trong chiếc AAV khi nó ch́m xuống biển. Đến ngày 5/8/2020, hải quân Mỹ thông báo t́m thấy thiết giáp bị ch́m ở độ sâu khoảng 117 m và cách bờ biển gần 1,5 km.
Ủy ban điều tra của Thủy quân lục chiến Mỹ kết luận "hàng loạt vấn đề về con người và thiết bị" đă dẫn tới tai nạn, trong đó bao gồm bảo dưỡng sai quy cách, không tuân thủ quy tŕnh vận hành và binh sĩ không được huấn luyện đầy đủ.
Tuy nhiên, luật sư của các gia đ́nh cho rằng đây chỉ là những vấn đề thứ yếu, trong khi thiết kế của xe AAV mới là nguyên nhân chính dẫn tới cái chết của 9 binh sĩ.
"BAE Systems đă biết tới vấn đề này suốt hàng chục năm. Họ dùng hàng tỷ USD từ ngân sách của Mỹ để chế tạo những cái bẫy chết người. Các binh sĩ trên xe AAV đă phải chật vật để mở cửa thoát hiểm, đây là sai lầm chí tử trong thiết kế đă khiến nhiều binh sĩ bị kẹt lại", luật sư Donna nói, thêm rằng kết luận này dựa trên các cuộc thảo luận với người sống sót và nhân chứng.
AAV là phương tiện chuyên chở chủ lực của các tiểu đoàn tấn công đổ bộ thủy quân lục chiến Mỹ, có nhiệm vụ đưa binh sĩ và trang bị chiến đấu từ tàu đổ bộ vào bờ biển, cũng như tham gia các chiến dịch bộ binh cơ giới trên đất liền.
Xe có thể chở tối đa 24 người, gồm 3 thành viên tổ lái và 21 binh sĩ được trang bị đầy đủ. Mỗi chiếc có khối lượng tối đa 29 tấn, dài 7,9 m và rộng 3,2 m. Xe được trang bị vỏ giáp dày 45 mm, tháp pháo trang bị súng phóng lựu tự động Mark 19 cỡ ṇng 40 mm và súng máy M2HB cỡ ṇng 12,7 mm.
Lính Mỹ mở cửa nóc của một chiếc AAV trong lúc bảo dưỡng. Ảnh: US Navy
.
Jacob Aronen, hạ sĩ từng phục vụ trong Tiểu đoàn tấn công đổ bộ số 3 thủy quân lục chiến Mỹ, nhận xét rằng xe AAV ch́m rất nhanh và đường thoát hiểm chính là qua cửa nóc. "Tuy nhiên, tay nắm để mở cửa nóc chặt đến mức phải dùng búa đập để mở ra. Cửa nóc cũng rất nặng, đ̣i hỏi hai lính thủy đánh bộ cùng đẩy mở. Điều này sẽ càng khó khăn khi xe bị ch́m dưới nước", anh nói.
Phương án thoát hiểm dự pḥng là qua cửa sau, vốn dùng khi đổ bộ nhanh trên băi biển, hoặc qua cửa thoát của trưởng xe, lái xe hoặc tháp pháo. "Tất cả đều rất chật chội, nhất là với những lính thủy đánh bộ mang đầy đủ trang bị chiến đấu", Tagen Schmidt, thành viên tổ lái sống sót sau một vụ cháy xe AAV hồi năm 2017, cho hay.
"Nếu binh sĩ không thể mở cửa nóc trước khi chiếc AAV ch́m sâu quá một mét, việc mở cửa sẽ gần như bất khả thi. Lựa chọn duy nhất khi đó là cầu nguyện cho xe nổi trở lại", Schmidt nói thêm.