WASHINGTON, DC
Kết quả một cuộc nghiên cứu mới đây đă đưa đến kết luận là chớ vội tin vào tất cả những điều bạn đọc được trên mạng về ung thư và điều trị ung thư, kẻo có ngày mất mạng.
Theo bản tin của
HealthDay News hôm thứ Năm, 29 tháng Bảy, một cuộc nghiên cứu mới đây cho thấy có khoảng 1/3 các bài viết thường được đọc nhất trên trang mạng xă hội về cách điều trị các chứng bệnh ung thư thông thường, đều có các tin tức hoàn toàn sai lạc, và thậm chí phần lớn đều rất nguy hiểm đối với bệnh nhân ung thư.
Facebook t́m cách ngăn chặn tin tức sai lạc về y tế. (H́nh minh họa: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images)
Bác sĩ Skyler Johnson, tác giả cuộc nghiên cứu, nói:
"Điều nguy hiểm nhất là người đọc có thể từ chối các biện pháp điều trị từng được chứng minh là hiệu nghiệm để theo cách không hề được chứng tỏ là có giá trị".
Bác sĩ Johnson là giáo sư về xạ trị ung thư tại Trung tâm
Huntsman Cancer Institute thuộc đại học
Utah University.
Bác sĩ Johnson nói thêm:
"Các mối nguy hiểm tiềm ẩn đó cản trở nỗ lực của các chuyên gia về ung thư khi t́m cách chữa trị, cải thiện mức độ sống c̣n, hay ít nhất là kéo dài thời gian sống sót và cải thiện đời sống trong những ngày c̣n lại của bệnh nhân".
Một số điều sai lạc được nêu lên để làm thí dụ điển h́nh là:
"Hóa trị không hiệu quả cho việc điều trị ung thư", hay
"cần sa trị được ung thư phổi", hay
"ung thư tuyến tiền liệt có thể chữa lành bằng baking soda".
Điều đáng ngạc nhiên là các bài viết có nội dung như thế này thường được nhiều người vào xem hơn và có nhiều thảo luận hơn là những bài viết dựa trên các chứng cớ thực sự, theo cuộc nghiên cứu.
Toán nghiên cứu của Bác sĩ Johnson xem xét 200 bài viết được nhiều người xem nhất về ung thư vú, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt và ung thu ruột, trên
Facebook,
Reddit, Twitter và
Pinterest, trong thời gian từ tháng Giêng, 2018, đến tháng Mười Hai, 2019. Các chuyên gia tại cơ quan
National Comprehensive Cancer Network duyệt xét các bài viết này và cho biết về mức độ chính xác của chúng ra sao.
Trong số 200 bài viết này, có khoảng 33% bị coi chứa đựng tin tức sai lạc. Trong số này, có khoảng 77% là có tin tức gây hại cho việc điều trị. Cuộc nghiên cứu cho thấy có nhiều người xem, biểu tỏ sự hài ḷng và có lời nhắn trên Facebook hơn cả.
Phần lớn các bài viết có nội dung sai lạc, gây hại, được thấy có xuất xứ từ các trang web của giới theo phong trào
“Thời Đại Mới” (New Age), chứ không là từ các nguồn cung cấp tin tức có uy tín. Tuy nhiên, bác sĩ Johnson nói rằng, cũng khó mà xác định rằng nguồn gốc tin tức đó có thật sự đáng tin hay không.
Ông đề nghị rằng nếu có câu hỏi ǵ bệnh nhân nên
"thảo luận với bác sĩ trị ung thư cho ḿnh và cùng hợp tác với nhau để có một kế hoạch điều trị đáp ứng được điều mong muốn của người bệnh".
Trong thời gian tới, bác sĩ Johnson muốn t́m ra được các chỉ dấu về tin tức sai lạc, nguy hiểm liên quan đến trị liệu ung thư trên các trang mạng xă hội, nhằm giúp cả bệnh nhân lẫn bác sĩ trong “mê hồn trận” này.
Kết quả cuộc nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí
Journal of the National Cancer Institute.
Bác sĩ S. Vincent Rajkumar, một giáo sư y khoa tại Mayo Clinic ở Rochester, Minnesota, nói rằng bên cạnh mối nguy hiểm do cung cấp các tin tức sai lạc, các trang mạng xă hội cũng có thể giúp cho các bệnh nhân ung thư và gia đ́nh họ, như hỗ trợ về tinh thần hay cho các mách bảo về ảnh hưởng phụ của việc điều trị ung thư.
Bác sĩ Rajkumar, cũng là chủ biên tạp chí về ung thư máu (
Blood Cancer Journal), nói:
"Để có các lời khuyên về y tế, luôn luôn trông cậy vào bác sĩ của bạn, một trung tâm nghiên cứu hay một tổ chức chính phủ như National Institutes of Health (NIH) để có sự chính xác và hữu hiệu".