Biến chủng Delta buộc Tổng thống Joe Biden phải suy nghĩ lại về cách tiếp cận với đại dịch, chỉ 3 tuần sau tuyên bố virus corona 'không c̣n kiểm soát cuộc sống của chúng ta'.
Bước vào Pḥng Đông hôm 29/7, khuôn mặt che bởi chiếc khẩu trang đen lần đầu tiên sau nhiều tuần, Tổng thống Mỹ Joe Biden không thể giấu nổi vẻ thất vọng khi phải sử dụng lại biểu tượng đắt giá của đại dịch Covid-19.
“Ở nhiều khu vực trên khắp nước Mỹ, bạn sẽ không phải cởi thứ này v́ bạn không cần mang nó vào từ đầu”, ông Biden nói, tay vung vẩy chiếc khẩu trang, y như cách t́nh h́nh Covid-19 tại nước này đi chệch hướng trong vài tuần nay.
Theo CNN, hơn 80% dân số Mỹ - khoảng 274 triệu người - sống ở khu vực có khả năng lây truyền virus corona “cao”, nơi Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) hiện đề nghị những người đă chủng ngừa đeo khẩu trang trong nhà.
Sự gia tăng số ca nhiễm Covid-19 do biến chủng Delta đă buộc Tổng thống Biden phải suy nghĩ lại về cách tiếp cận với đại dịch, chỉ ba tuần sau khi ông tuyên bố vào ngày Quốc khánh Mỹ 4/7 rằng virus corona đă “không c̣n kiểm soát cuộc sống của chúng ta”.
“Tôi nghĩ rằng doanh nghiệp và người dân đang ngày càng mất kiên nhẫn”, tổng thống thừa nhận hôm 20/7, và ngay chính ông cũng đang mất kiên nhẫn. 25 ngày kể từ bữa tiệc ngày 4/7, nước Mỹ lại rơi vào cuộc tranh luận về việc thực hiện các hành động khẩn cấp nhằm ngăn chặn virus tiếp tục lây lan.
Dữ liệu mới gây bối rối
Trong bản tŕnh bày của CDC Mỹ ṛ rỉ vào hôm 29/7, một chiều hướng không mấy tích cực gây chú ư: biến chủng Delta rất dễ lây lan, cả với nhóm đối tượng đă tiêm chủng.
Việc CDC đưa ra khuyến nghị đeo khẩu trang trước khi công bố nghiên cứu mới đă gây ra một vài lộn xộn giữa các chuyên gia y tế. Mặc dù Tiến sĩ Rochelle Walensky đă báo cáo cho Nhà Trắng về hướng dẫn mới, Nhà Trắng không tổ chức họp báo hàng tuần với các quan chức y tế công cộng.
“Chính sách đúng đắn nhưng các truyền tải lại không hiệu quả”, cựu ủy viên y tế Baltimore, tiến sĩ Leana Wen, cho biết. “Tôi cảm thấy bối rối và tôi nghĩ rằng nhiều người cũng đang rất bối rối không biết điều ǵ đang diễn ra”.
Sự thất vọng đó cũng hiện diện trong nội bộ chính quyền. Các quan chức thắc mắc không hiểu tại sao CDC lại công bố nghiên cứu mới sau khuyến cáo đeo khẩu trang. Một số quan chức giấu tên cho rằng đáng lẽ họ phải thông báo hai việc này cùng một lúc.
Vào ngày 30/7, sau khi CDC công khai dữ liệu, Nhà Trắng thông báo ưu tiên thay đổi khuyến cáo đeo khẩu trang càng nhanh càng tốt để phù hợp với nghiên cứu mới.
Một bước ngoặt đáng thất vọng
Tháng 7 là một bước ngoặt, nhưng không theo cách Nhà Trắng đă hy vọng. Tháng 8 mở ra một cánh cửa không chắc chắn về đại dịch, cho dù xử lư đại dịch Covid-19 đến nay vẫn là dấu ấn quan trọng trong nhiệm kỳ của Tổng thống Biden. CNN nhận định có thể thấy sự thất vọng xen lẫn mệt mỏi ở Cánh Tây, nơi cố vấn chính phủ lại đeo khẩu trang và không c̣n tự tin trong cuộc chiến chống virus corona.
Khi số trường hợp mắc Covid-19 tăng tại bang có tỷ lệ do dự vaccine cao, các quan chức lo ngại viễn cảnh học trực tuyến và làm việc tại nhà tiếp tục. Nỗi lo kéo sang cả nền kinh tế, nơi mà t́nh trạng thiếu hụt lao động vốn đă phức tạp, sự phục hồi có thể trở nên khó khăn hơn nếu đại dịch đi theo hướng tồi tệ.
Các biện pháp mà ông Biden vốn né tránh nhiều tháng nay đột nhiên được áp dụng, bao gồm yêu cầu bắt buộc phải tiêm vaccine. Bắt buộc đeo khẩu trang, vốn gây nguy hiểm về mặt chính trị trong nội bộ, là một bước đi không thể né tránh.
“Mọi người cần phải hiểu chúng tôi đang nghiêm túc với vấn đề này. Chuyện này rất nghiêm trọng”, giám đốc CDC, Tiến sĩ Rochelle Walensky, nói với CNN. “Chúng ta cần có những biện pháp mạnh mẽ để kiểm soát điều này”.
Không thể né tránh
Dù đă t́m cách chuyển sự chú ư của công chúng từ đại dịch Covid-19 sang các chương tŕnh nghị sự khác, nghiên cứu mới về biến chủng Delta đă khiến ông Biden phải quay trở lại tập trung vào dịch bệnh đang hoành hành.
Ngay cả tin tức đáng hoan nghênh về việc các nhà lập pháp đạt được một thỏa thuận lưỡng đảng về cơ sở hạ tầng cũng bị lu mờ bởi thông tin về virus corona.
Ông Biden không ngại bày tỏ sự khó chịu của ḿnh.
“Ngày mai tôi sẽ nói về bất cứ điều ǵ bạn muốn, kể cả Covid-19”, ông Biden nói hôm 28/7 giữa tiếng gầm rú của động cơ Không quân Một, nhún vai trước hàng loạt câu hỏi về việc liệu ông có yêu cầu bắt buộc tiêm vaccine với quân đội hay không.
Một ngày sau, tổng thống lại tiếp tục bị công kích khi được hỏi tại sao hồi tháng 5, ông nói rằng những người tiêm chủng đầy đủ không c̣n phải đeo khẩu trang.
“Tiêm pḥng tạo ra sự khác biệt to lớn. Nhưng một vấn đề khác đă nảy sinh: Biến chủng mới xuất hiện, nhiều người chưa tiêm pḥng, lây lan nhanh hơn và khiến nhiều người mắc bệnh hơn”, ông nói.
Phía sau cánh gà, ông Biden lại càng thể hiện sự thất vọng khi gặp bế tắc thúc đẩy tiến tŕnh tiêm chủng. Ông liên tục đưa ra câu hỏi với các trợ lư: “Vấn đề ở đây là ǵ?”.
Nhiều cố vấn cảnh báo nếu chiến dịch tiêm chủng đ́nh trệ không sớm cải thiện, một biến chủng khác có thể xuất hiện, khiến tiến độ mà Mỹ đang đạt được sẽ tiếp tục chệch hướng.
Tính đến ngày 30/7, tốc độ tiêm chủng có cải thiện, nhưng 50% dân số Mỹ vẫn chưa được tiêm chủng.
Nhà Trắng từ lâu đă không muốn tham gia vào quá tŕnh tiêm vaccine Covid-19. Họ lo sợ bị phe cánh hữu cáo buộc can thiệp quá mức, và làm suy yếu nỗ lực thuyết phục những ai bảo thủ đi tiêm chủng.
Nhưng giờ đây, khi tỷ lệ tiêm chủng ở các bang bảo thủ chững lại, Nhà Trắng buộc phải đi theo một phương hướng khác.
Trong tuần này, ông Biden yêu cầu Lầu Năm Góc phát triển kế hoạch bắt buộc tiêm vaccine với quân nhân, điều phụ tá của ông từng lo ngại có thể thổi bùng giận dữ từ phe đối lập.
Ngoài ra, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo đang cân nhắc việc yêu cầu bắt buộc tất cả nhân viên liên bang phải tiêm vaccine. Chính quyền ông t́m kiếm lời khuyên từ Bộ Tư pháp về việc liệu người sử dụng lao động có thể yêu cầu nhân viên của họ tiêm vaccine hay không.
Một bản ghi nhớ pháp lư được gửi đến Nhà Trắng vào ngày 6/7 cho biết luật liên bang không cấm các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tư nhân yêu cầu người lao động phải tiêm vaccine Covid-19, ngay cả với vaccine cấp phép trong trường hợp khẩn cấp.
Quan chức y tế mong rằng yêu cầu mới từ chính phủ liên bang có thể khuyến khích khu vực tư nhân và chính quyền địa phương tuân thủ.
Một vài ư kiến cho rằng yêu cầu bắt buộc tiêm vaccine vi phạm quyền công dân. Tuy nhiên, một quan chức tin rằng mức độ phản kháng của dư luận trước thông báo của tổng thống, ít hay nhiều, phụ thuộc vào cách mà chính quyền gửi thông điệp tới công chúng.