Chai sần ở chân xuất hiện là do bị kích thích bởi chấn thương mô mềm dưới các tác động cơ học (chủ yếu là áp lực hoặc cọ sát) khi vận động.
Vì sao bạn bị chai chân?
Chai chân ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Nguồn ảnh:Shutterstoc k.
Chai chân xuất hiện là do bị kích thích bởi chấn thương mô mềm dưới các tác động cơ học (chủ yếu là áp lực hoặc cọ sát) khi vận động. Từ đó cơ thể phản ứng bằng sự giải phóng các chất trung gian gây viêm và các yếu tố tăng trưởng. Các chất tru,ng gian hóa học này làm tăng sản xuất tế bào, dẫn đến hình thành một mảng chai chân.
Các khu vực da nằm sát xương đặc biệt có khả năng bị cọ xát và áp lực sẽ dễ hình thành vết chai. Đó là lý do tại sao vết chai phổ biến hơn ở tay và chân hơn là ở các vùng khác trên cơ thể. Vết chai chân thường xuất hiện ở người mang giày dép quá chật.
Cách trị gót chân chai sần
Bột ngô
Dùng bột ngô thoa lên da chân khô ráp, massage nhẹ nhàng liên tục trong 10 phút. Phương pháp này giúp làm dịu vết chai và giảm nhức mỏi ở bàn chân.
Giấm táo
Trộn 3 thìa bột gạo với 1 thìa mật ong và 2 - 3 giọt giấm táo, tạo thành hỗn hợp đặc. Ngâm chân trong nước ấm 10 phút rồi dùng hỗn hợp chà lên chân, massage nhẹ nhàng để lấy đi tế bào da chết, khô sần. Sau 10 phút thì rửa chân với nước mát rồi thoa kem dưỡng ẩm.
Chanh
Chanh là nguồn nguyên liệu tuyệt vời không chỉ làm mờ vết chai ở gót chân hiệu quả mà còn có thể làm sạch chân và khử mùi hôi chân hiệu quả.
Bạn chỉ cần lấy nước cốt chanh thoa lên vùng chân bị chai rồi để chúng khô tự nhiên. Làm nhiều lần như vậy trong ngày, sau 1 thời gian là có thể làm vết chai chân cải thiện rõ rệt.