Theo như DW cho rằng, EU cũng kỳ vọng đạt được một vị thế địa chính trị ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương, bởi các quốc gia EU có lợi ích trong việc thúc đẩy phục hồi sau đại dịch ở Việt Nam, v́ đây là đối tác thương mại lớn nhất của khối ở Đông Nam Á.
Ư và Romania tuần trước đă trở thành những quốc gia châu Âu mới nhất viện trợ vaccine Covid-19 cho Việt Nam. Các tuần trước, Ba Lan, Cộng ḥa Séc, Hungary và Pháp đều đă viện trợ vaccine cho Hà Nội.
DW ước tính rằng cho đến nay các quốc gia EU đă tài trợ hoặc cam kết cung cấp tổng cộng 2,6 triệu liều vaccine cho Việt Nam - một nhân tố quan trọng trong chính trị châu Á.
Ngoài ra, Việt Nam là nước nhận được lượng vaccine lớn từ chương tŕnh COVAX. Chương tŕnh này đă nhận được khoảng một phần ba tổng số vaccine viện trợ từ các quốc gia EU thông qua sáng kiến "Nhóm châu Âu".
Carl Thayer, giáo sư danh dự từ Đại học New South Wales ở Úc, cho biết: "Các quốc gia châu Âu có thể có nhiều động cơ khác nhau, đó là sự kết hợp giữa lợi ích quốc gia và ḷng vị tha."
Thúc đẩy vaccine nội
Tính đến ngày 30/8, chỉ 2,6% dân số Việt Nam đă được tiêm chủng đầy đủ vaccine Covid-19, tỷ lệ thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á. Điều này một phần lớn là do đầu năm nay, chính phủ Việt Nam đă chọn tập trung vào phát triển vaccine nội - một nỗ lực đă mang lại nhiều thành công. Chính quyền cộng sản ở Hà Nội dự kiến vaccine nội sẽ có mặt trên thị trường vào đầu năm 2022.
Các chuyên gia cũng đă cáo buộc chính phủ Việt Nam 'ngạo mạn' sau khi Việt Nam dường như không vội vàng mua vaccine. Việt Nam chỉ ghi nhận 1.465 ca nhiễm và 35 ca tử vong vào năm 2020, trong khi nền kinh tế của Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế ở châu Á tăng trưởng vào năm ngoái.
Nhưng đại dịch đă bùng phát tại Việt Nam trong những tháng gần đây, trở nên tồi tệ hơn do sự lây lan của biến thể Delta. Khoảng 96% trong tổng số 470.000 ca của Việt Nam được ghi nhận sau ngày 1/7.
Kêu gọi viện trợ nước ngoài
Ông Lê Hồng Hiệp, thành viên cao cấp của Chương tŕnh Nghiên cứu Việt Nam tại Viện ISEAS - Yusof Ishak, cho biết các quan chức Việt Nam trong và ngoài nước đă rất tích cực vận động quyên góp vaccine.
Ông nói: "Trong vài tháng qua, trong mỗi cuộc gặp với các đối tác nước ngoài, các nhà lănh đạo Việt Nam đều đề nghị họ giúp Việt Nam đối phó với đại dịch, đặc biệt là bằng cách chia sẻ vaccine."
Trong cuộc gặp với Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 1/6, Đại sứ Giorgio Aliberti, Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam, được cho là đă hứa sẽ hỗ trợ đảm bảo nguồn cung cấp vaccine từ các chính phủ châu Âu.
EU 'trả nợ'
Cũng có cảm giác rằng người dân châu Âu hiện đang trả ơn cho các hoạt động từ thiện mà Việt Nam thực hiện khi đại dịch càn quét đất nước của họ vào năm ngoái. Bà Lê Thu Hương, nhà phân tích cấp cao của Viện Chính sách Chiến lược Australia, cho biết: "Trong những ngày đầu của đại dịch, khi châu Âu đang ở trong t́nh trạng tồi tệ hơn, Việt Nam đă tặng PPE và khẩu trang cho nhiều nước, trong đó có các nước châu Âu".

Nối lại b́nh thường các hoạt động vận tải hành khách là một thách thách thức không nhỏ đối với các hăng hàng không hoạt động tại Việt Nam trong thời đại dịch Covid-19
Ví dụ, vào tháng 4/2020, Việt Nam đă tặng hơn 550.000 khẩu trang cho Pháp, Đức, Ư, Tây Ban Nha và Anh. Nhiều hội hữu nghị Việt Nam và các nhóm cộng đồng kiều bào ở châu Âu cũng đóng vai tṛ quan trọng trong việc quyên góp thiết bị bảo hộ và quyên góp tiền cho các nỗ lực cứu trợ địa phương khi đại dịch tràn qua châu Âu.
Người Việt Nam đặc biệt tích cực ở các nước như Cộng ḥa Séc, Pháp, Đức và Ba Lan, những quốc gia có cộng đồng người Việt Nam hải ngoại lớn nhất ở châu Âu. Cả 4 quốc gia này hiện đă viện trợ vaccine cho Việt Nam.
Động cơ kinh tế
Nhưng các nhà phân tích ngờ rằng các chính phủ châu Âu không chỉ v́ ḷng vị tha mà thôi. EU có lợi ích kinh tế trong việc Việt Nam phục hồi sau đại dịch càng nhanh càng tốt, và điều này đ̣i hỏi phải tiêm chủng rộng răi.
Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 15 của EU và lớn nhất ở Đông Nam Á, một khu vực mà Brussels mong muốn phát triển các lợi ích kinh tế và địa chính trị.
Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam - hiệp định thương mại thứ hai mà Brussels đă kư với một quốc gia Đông Nam Á sau hiệp định thương mại tự do trước đó với Singapore - có hiệu lực vào giữa năm 2020.
Bà Lê Thu Hương thuộc Viện Chính sách Chiến lược Australia lưu ư rằng các công ty Hoa Kỳ bao gồm Nike, Adidas và Apple, có chuỗi cung ứng tại Việt Nam bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng các ca nhiễm, đă vận động chính phủ Hoa Kỳ tài trợ vaccine cho Việt Nam. Mỹ sau đó đă cung cấp hàng triệu liều vaccine cho Việt Nam.