Cuộc khủng hoảng của Evergrande là phép thử lớn nhất trong nỗ lực cải cách những "gă khổng lồ" trong nền kinh tế của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh.
Khoảnh khắc Lehman Brothers của Trung Quốc
1h45 sáng thứ Hai, ngày 15/9/2008, Lehman Brothers, ngân hàng đầu tư huyền thoại ở Phố Wall đă nộp đơn phá sản theo Chương 11 Bộ luật Phá sản sau khi ngân hàng Hoa Kỳ từ chối giải cứu.
Và nó đă trở thành vụ phá sản lớn nhất và phức tạp nhất lịch sử nước Mỹ. Nhưng điều đó cũng không đánh giá được mức độ tổn hại mà Lehman gây ra với hệ thống tài chính. Sự sụp đổ của Lehman Brothers và cuộc khủng hoảng mà nó "giải phóng" là thời khắc đáng sợ nhất đối với nền kinh tế Mỹ kể từ Đại khủng hoảng.
Lehman Brothers phá sản khiến Phố Wall bàng hoàng. Chỉ số Dow Jones lao dốc, sụt 504 điểm - tương đương với 1.300 điểm ngày nay. Khoảng 700 tỉ USD biến mất khỏi các quỹ đầu tư. Cơn hoảng loạn sau đó đă nhấn ch́m nền kinh tế Mỹ vào một cuộc suy thoái nghiêm trọng, ngày nay gọi là Đại suy thoái.
Tháng 9 năm 2021, 13 năm sau, tới lượt Trung Quốc đứng trước một khoảnh khắc căng thẳng như vậy.
Cuộc khủng hoảng xung quanh công ty bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc Evergrande là phép thử lớn nhất trong nỗ lực cải cách những "gă khổng lồ" trong nền kinh tế của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh. Đây cũng có thể là phép thử đáng chú ư nhất mà hệ thống tài chính Trung Quốc đối mặt trong nhiều năm.
Trong khi những người biểu t́nh giận dữ vây lấy trụ sở của Evergrande, một số nhà phân tích mô tả cuộc khủng hoảng là "khoảnh khắc Lehman Brothers của Trung Quốc". Ông trùm bất động sản đột nhiên không thể trả món nợ 300 tỉ USD.
Ông trùm địa ốc và khoản nợ 300 tỉ USD
Ở thời hoàng kim cách nay 1 thập kỷ, Evergrande bán nước đóng chai, sở hữu đội bóng chuyên nghiệp xuất sắc nhất Trung Quốc, thậm chí c̣n từng thử chăn nuôi lợn. Evergrande lớn mạnh tới mức có riêng một bộ phận sản xuất xe điện.
Được thành lập năm 1996, Evergrande đă lên như diều gặp gió đúng thời điểm bùng nổ bất động sản ở Trung Quốc. Nhà sáng lập tỷ phú Hứa Gia Ấn nằm trong nhóm cố vấn tinh hoa của Trung Quốc. Quan hệ của ông Hứa có lẽ đă khiến các chủ nợ thêm phần tự tin khi đổ tiền cho Evergrande khi nó lớn mạnh và bắt đầu mở rộng kinh doanh.
Tuy nhiên, hiện tại tập đoàn địa ốc này lại là mối đe dọa đầy bất ổn đối với những ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc. Evergrande đang ôm nhiều nợ hơn mức có thể trả.
Đặt trụ sở ở Thâm Quyến, Evergrande đầu tư, xây dựng và quản lư hàng ngàn bất động sản nhà ở. Với tổng tài sản hơn 360 tỉ USD và doanh thu hàng năm hơn 108 tỉ USD, Evergrande là một trong những công ty bất động sản lớn nhất Trung Quốc. Qua nhiều năm, Evergrande đă vay rất nhiều để xây chung cư, cao ốc văn pḥng và trung tâm thương mại.
Đáng lẽ Evergrande vẫn có thể hoạt động cầm chừng nếu không gặp 2 vấn đề sau:
Thứ nhất, giới chức Trung Quốc đang mạnh tay xử lư thói quen vay mượn liều lĩnh của các nhà phát triển bất động sản.
"Cuộc vật lộn của Evergrande và các nhà phát triển khác phần lớn là kết quả từ động thái thắt chặt quy định khi nhà chức trách t́m cách cắt giảm bớt một phần thặng dư trong lĩnh vực bất động sản", Jonas Golterman, nhà kinh tế học của Capital Economics nhận định trong một báo cáo.
Điều này đă khiến Evergrande phải t́m cách bán một phần trong đế chế kinh doanh của ḿnh, ví dụ như lĩnh vực xe điện. Tuy nhiên, nỗ lực này chưa đem lại kết quả.
Thứ hai, thị trường bất động sản của Trung Quốc đang chậm lại, nhu cầu mua căn hộ mới đang ít dần. Mới đây, Viện Quốc gia về Tài chính và Phát triển Trung Quốc tuyên bố, sự bùng nổ trong thị trường bất động sản "cho thấy những dấu hiệu bước ngoặt" và đưa ra các số liệu cho thấy nhu cầu yếu, doanh thu chậm.
Phần lớn số tiền mặt Evergrande có thể huy động được tới từ các căn hộ trả trước chưa hoàn thiện. Evergrande có gần 800 dự án dở dang khắp Trung Quốc và khoảng 1,2 triệu người vẫn đang đợi nhận nhà, theo nghiên cứu của REDD Intelligence.
Evergrande đă giảm giá các căn hộ mới nhưng ngay cả bước đi này cũng không thu hút thêm người mua mới.
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch cho rằng khả năng vỡ nợ là "có thể". Moody's th́ nhận định Evergrande đang cạn cả tiền lẫn thời gian.
Evergrande phải đối mặt với hơn 300 tỉ USD nợ, hàng trăm công tŕnh chưa hoàn thiện và những nhà cung cấp giận dữ đă đóng cửa công trường xây dựng. Rất nhiều chủ nợ đă kéo tới trụ sở của Evergrande để đ̣i thanh toán các khoản vay và các sản phẩm tài chính. Công ty này bắt đầu phải gán nợ bằng các bất động sản chưa hoàn thiện.
"Nín thở" chờ Trung Quốc phản hồi
Dự án của ngân hàng trung ương nhằm khống chế nợ bất động sản và giảm sự liên đới của mảng ngân hàng với các nhà phát triển có vấn đề đồng nghĩa với sự thất bại của Evergrande sẽ bớt ảnh hưởng tới hệ thống tài chính của Trung Quốc.
Nhưng thực tế không đơn giản như vậy.
Cơn hoảng loạn từ các nhà đầu tư và người mua nhà có thể tràn vào thị trường bất động sản. Nó cũng có thể làm lung lay thị trường tài chính toàn cầu và khiến nhiều công ty Trung Quốc khác khó khăn hơn trong việc duy tŕ kinh doanh bằng đầu tư nước ngoài. Trên FT, tỷ phú đầu tư George Soros cảnh báo: Evergrande vỡ nợ có thể kéo sập nền kinh tế Trung Quốc.
Nếu phá sản, Evergrande có thể dẫn tới những tổn thất lớn, gây hiệu ứng domino đối với thị trường bất động sản khổng lồ của Trung Quốc - cũng giống như cuộc khủng hoảng mà Lehman Brothers tạo ra năm 2008 khiến thị trường nhà ở Mỹ sụp đổ và đẩy nền kinh tế Mỹ vào suy thoái.
Điều đáng lo ngại là giá nhà ở Trung Quốc tăng đều đặn suốt hơn 2 thập kỷ trong khi đầu tàu kinh tế của đất nước phụ thuộc lớn vào xây dựng.
Tầng lớp trung lưu Trung Quốc đă đổ hàng tỉ USD vào mua nhà trong giai đoạn đó. Một cú shock tài chính đột ngột với khả năng tác động thẳng tới giá trị bất động sản thương mại và nhà ở có thể gây ảnh hưởng tới nền kinh tế Trung Quốc, các nhà phân tích đánh giá.
"Vốn là một nhà phát triển quan trọng, vụ phá sản của Evergrande có thể gây rắc rối cho toàn bộ lĩnh vực bất động sản, vốn là nguồn tăng trưởng kinh tế và việc làm quan trọng ở Trung Quốc", nhà kinh tế học Ed Yardeni nhận định.
Trong khi đó, Alan Ruskin, chiến lược gia vĩ mô tại Deutsche Bank cảnh báo: "Evergrande có nguy cơ trở thành vụ vỡ nợ tập đoàn lớn nhất từng thấy, với tác động lan sang các cơ quan tài chính khác, các nhà cung cấp, chủ nhà, các công ty bất động sản khác".
Trung Quốc sẽ để mặc tập đoàn Evergrande "chết"?
Ảnh hưởng của nó đă có thể manh nha cảm nhận được. Theo CBS News, nếu bạn tham gia vào kế hoạch tiết kiệm hưu trí 401(k) hoặc đầu tư vào thị trường chứng khoán th́ có thể thấy cổ phiếu ở Mỹ ngày 20/9 giảm mạnh khi nhiều nhà đầu tư t́m cách tính toán tác động không mong muốn đối với Trung Quốc nếu Evergrande sụp đổ.
Tất nhiên, cũng phải lưu ư tới nhiều nhân tố khác như dịch Covid-19, lục đục trong chính trường Mỹ về vấn đề nâng trần nợ...
Hiện tại hầu hết các chuyên gia đầu tư đều đang đánh cược vào khả năng can thiệp của chính phủ Trung Quốc nhằm hỗ trợ nền kinh tế của chính ḿnh. Đó cũng chính là điều Bắc Kinh đă làm khi cứu trợ công ty quản lư tài sản Huarong cách đây vài tuần.
Bắc Kinh hẳn sẽ muốn nói "không" với cứu trợ nhưng sự sụp đổ của Evergrande có thể gây tổn thất nghiêm trọng.
Suốt nhiều năm liền, nhiều nhà đầu tư đă đổ tiền vào các công ty như Evergrande bởi họ tin rằng cuối cùng Bắc Kinh sẽ nhúng tay vào giải cứu nếu t́nh thế bất ổn. Điều đó đúng trong nhiều thập kỷ. Nhưng trong vài năm trở lại đây, giới chức Trung Quốc có vẻ sẵn sàng để các công ty phá sản hơn nhằm kiểm soát vấn đề nợ của đất nước.
"Chúng tôi kỳ vọng chính phủ Trung Quốc sẽ tái cấu trúc Evergrande, có thể là chia nhỏ sang các nhà phát triển địa ốc khác", Yardeni nói.
VietBF @ Sưu tầm