Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) sẽ được Ban soạn thảo tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi, căn cứ theo kết luận tại phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội hôm 14.9 vừa qua. Rơ ràng, để một Luật Điện ảnh mới được Quốc hội thông qua, và thực thi từ năm 2022 thực sự là đ̣n bẩy, thúc đẩy sự phát triển của điện ảnh Việt Nam là hết sức quan trọng. Rất nhiều vấn đề được góp ư, để các khái niệm, thuật ngữ được cụ thể hơn, sáng sủa hơn, chính xác hơn, tránh để những hiểu nhầm, mù mờ không đáng có. Cũng như với các hành vi phạm Luật cần chế tài nghiêm khắc, đủ sức răn đe hơn.
Cần chi tiết hóa, làm rơ các khái niệm
Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh (tác giả của nhiều phim đáng chú ư như “Em là bà nội của anh”, “Cô gái đến từ hôm qua”, “Trạng Tí”…) nêu một số điểm theo anh c̣n mơ hồ về các quy định trong chương 1 điều 11 về những hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh, như “Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng phản động, tệ nạn xă hội; phá hoại truyền thống văn hóa, đạo đức xă hội và tôn giáo, tín ngưỡng…”.
Theo anh, cần có một định nghĩa rơ ràng về “gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước”. Ví dụ trong trường hợp phim lịch sử nói về những cuộc xâm lược của kẻ thù với dân tộc ta có bị xem là gây hận thù giữa các dân tộc hay không?
Hay “mê tín dị đoan làm mê hoặc người khác, trái với tự nhiên, gây tác động xấu về nhận thức”. Phan Gia Nhật Linh cho rằng, cần có sự quy định rơ ràng để phân biệt giữa mê tín dị đoan và vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo và văn hóa tâm linh. Quy định cấm “làm phim trái tự nhiên” đồng thời cũng tước đi một công cụ quan trọng của người sáng tạo, chính là đi ngược với tự nhiên để mở ra những chân trời mới trong kể chuyện. Những bộ phim khoa học viễn tưởng, hay phim kỳ ảo, đều dựa trên sự đi ngược lại tự nhiên và đặt ra những quy luật mới cho những thế giới kỳ ảo đầy sự tưởng tượng của người làm phim: con người có thể bay, con người có thể có phép siêu nhiên, con người có thể hóa phép. Ma quỷ, hay thế giới bên kia, là một phần của văn hóa truyền thống của chúng ta, nay cũng bị hạn chế trong việc khai thác, trong khi các nước khác được khai thác và tŕnh chiếu ngay chính trên đất nước chúng ta, cho thấy sự bất công trong đối xử với người làm phim trong nước…
NSƯT, Đạo diễn Bùi Trung Hải góp ư về điều 11 khoản 3 “Những hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh” có nêu “Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước; bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại; bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật”. Theo đạo diễn cần làm rơ các bí mật khác theo quy định của pháp luật là ǵ?
Cũng ở điều 11 khoản 4 có đoạn: “… vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân” - liệu đôi khi có thành rảo cản trong những tác phẩm có tính hiện thực phê phán? Đạo diễn Bùi Trung Hải nhấn mạnh, trong những tác phẩm hiện thực, việc miêu tả cái ác, những nhân vật ác, nằm trong một cơ quan, tổ chức nào đó là không thể tránh khỏi. Bất cứ một tác phẩm điện ảnh nào cũng đều có sự đấu tranh với thiện - ác. Nếu không miêu tả cái ác th́ cái thiện cũng không bộc lộ được, và tác phẩm điện ảnh cũng bị bó buộc, không thể hiện được hiện thực như nó có. Vậy điều quan trong nhất là thông điệp chung của tác phẩm phải tốt.
Chế tài nghiêm khắc và tạo công chúng lư tưởng cho điện ảnh
GS.TS Trần Thanh Hiệp, Nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội nêu một thực tế đáng quan ngại: Hai ba năm gần đây có hiện tượng nếu không chú ư th́ sẽ thành tiền lệ - người làm phim đưa phim đi dự thi Liên hoan phim quốc tế (LHPQT) khi phim của họ chưa được cấp phép phổ biến. Sau khi dự LHPQT về theo quy định của Luật Điện ảnh họ bị Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch xử phạt. Theo Luật Điện ảnh hiện hành không có điều nào ngăn cản việc sau khi bị xử phạt chủ phim được gửi phim tŕnh duyệt để xin cấp giấy phép phổ biến. Xử phạt trong trường hợp này là đúng quy định của pháp luật nhưng số tiền xử thường nhỏ hơn số tiền nhà làm phim bỏ ra quảng cáo trước khi phổ biến, vô h́nh chung c̣n góp phần cho quảng cáo.
“Mục đích của việc xử phạt có đạt được như cơ quan quản lư nhà nước mong muốn không, tôi nghĩ không đạt được. Chúng ta biết khi có một bài báo, một cuốn sách nào đó, một bộ phim nào đó nghe nói, mới chỉ nghe nói thôi có vấn đề, bị thổi c̣i th́ nhiều người cũng ṭ ṃ t́m mọi cách đổ xô đi t́m kiếm, để đọc, để xem. Trong cơ chế thị trường việc tự tạo ra x́ căng đan cũng là một cách để gây chú ư. Tóm lại làm sao để luật được thực hiện nghiêm, có chế tài đủ mạnh, không có kẽ hở, không ai được phép đùa với pháp luật, không ai dám chủ ư vi phạm pháp luật cũng là vấn đề nên chăng cần được tính đến”, ông Hiệp nói.
Cũng theo ông Hiệp, nếu nh́n vào tổng danh mục phim Việt Nam và nước ngoài chiếu trên hệ thống rạp của Việt Nam có thể phân tích người xem đang được ăn món ăn tinh thần nào, món ăn tinh thần ấy có giúp cho việc h́nh thành những giá trị nhân văn không, có giúp cho việc h́nh thành hệ giá trị đạo đức tinh thần, có góp phần h́nh thành nhân cách con người Việt Nam không? Dù năm 2018 có 25 phim nước ngoài khi tŕnh duyệt không được phép phổ biến, năm 2019 có 25 phim, năm 2020 có 23 phim; nhưng số phim ma, phim kinh dị, phim xác sống, phim đồng tính, phim hành động chiếm một tỉ lệ lớn.
TS Trần Thanh Hiệp đề xuất: Để có một công chúng điện ảnh lư tưởng, không đơn giản thụ động tiếp nhận các sản phẩm điện ảnh mà có khả năng đ̣i hỏi những tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, có giá trị nhân văn và dân chủ, tôi nghĩ vấn đề giáo dục thẩm mỹ, nâng cao tŕnh độ thâm mỹ của người xem nên chăng được đặt ra đầy đủ hơn, mạnh mẽ hơn trong Luật Điện ảnh sửa đổi.
Ngoài khoản 2 Điều 5 chính sách nhà nước về phát triển điện ảnh xác định nhà nước hỗ trợ tuyên truyền, giới thiệu, định hướng thẩm mỹ điện ảnh, ngoài việc giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm tới nội dung Điện ảnh trong môn học Nghệ thuật trong các trường phổ thông như trong dự thảo nên chăng giao hẳn nhiệm vụ này cho một tổ chức chính trị xă hội nghề nghiệp - đó là Hội Điện ảnh Việt Nam, một tổ chức sử dụng ngân sách từ thuế của dân làm việc đó. Bởi nâng cao tŕnh độ thẩm mỹ của người xem chính là giúp cho những nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam không ngừng t́m ṭi sáng tạo và giúp cho điện ảnh dân tộc sáng tạo và phát triển.
|
|