Thay v́ vứt bỏ đồ đạc không cần dùng đến, các thành viên của nhóm 'Buy Nothing' có thể trao đổi cho người khác.
Vài tháng trước, David Stahl (30 tuổi, Mỹ) đăng thông báo cho một ít nước dưa chua c̣n sót lại trong nhà trên nhóm Facebook có tên là “Buy Nothing” (tạm dịch: Không mua ǵ). Ban đầu, Stahl nghĩ việc này không mấy khả thi v́ hiếm có ai cần nước dưa chua đă qua sử dụng của người khác.
Nhưng khi nhận được lời nhắn từ một người lạ, anh nhận ra mọi người sẵn sàng cho và nhận bất cứ thứ ǵ họ có. Một tuần sau, Stahl đổi được một lọ dầu ô liu từ nhà hàng xóm cũng thông qua cách này.
“Buy Nothing” là một mạng lưới các nhóm trên mạng xă hội, nơi tất cả thành viên có thể cho đi và nhận lại mọi thứ như những món quà, kể cả đồ vật chiếm không gian lớn trong nhà của họ, theo New York Times.
Ngoài ra, mọi người c̣n có thể cho mượn vật dụng của ḿnh trong thời gian nhất định, chẳng hạn xe ôtô hoặc chảo chiên bánh.
Từ lúc thành lập từ năm 2013 đến nay, dự án “Buy Nothing” đă phát triển thành 6.700 nhóm Facebook ở 44 quốc gia và tạo ra xu hướng “không mua ǵ” để tận dụng tối đa mọi thứ được trao đổi qua mạng.
Đây không phải là một trào lưu mới mẻ. Các tổ chức từ thiện như Salvation Army và Goodwill cũng dựa vào những h́nh thức quyên góp theo kiểu này.
Tuy nhiên, “Buy Nothing” khiến người tham gia thích thú hơn khi được gặp gỡ và làm quen bạn bè mới trong khu vực bởi tính năng giới hạn về mặt địa lư. Các thành viên chỉ được phép tham gia một nhóm duy nhất ở nơi ḿnh sinh sống.
“Chúng tôi có rất nhiều thứ được trao đổi trong mỗi nhóm địa phương. Theo ngôn ngữ của ‘Buy Nothing’, mọi thứ chúng ta sở hữu đều có giá trị, nếu bạn có thể t́m thấy người cần nó. Nếu có thể tái sử dụng, tân trang, sửa chữa th́ không có ǵ phải bỏ đi”, Liesl B. Clark, đồng sáng lập của dự án, nói.
Tuy nhiên, xu hướng “Buy Nothing” không khuyến khích quy định “ai đến trước nhận trước”. Các thành viên phải chọn người nhận dựa trên lư do mà họ đưa ra để thuyết phục thay v́ trả lời nhanh nhất.
Ví dụ, khi có đồ vật không cần dùng đến nữa, chủ sở hữu có thể yêu cầu kể một câu chuyện cười hoặc đưa ra con số để chọn người may mắn. Luật này khiến nhiều người đôi khi cảm thấy khó chịu.
“Tôi phải chờ một thời gian khá lâu khi muốn một thứ ǵ. Điều đó gây cho tôi một chút áp lực”, bà Janis Gross (60 tuổi, đến từ ở Manhattan, New York), người dạy chế tác đồ trang sức, chia sẻ.
Nội thất, quần áo, đồ chơi trẻ em, thực phẩm… đều được t́m thấy ở “Buy Nothing”. Những thứ kỳ lạ, ngộ nghĩnh thường thu hút sự chú ư của nhiều người hơn.
Ở Thung lũng Silicon (Mỹ), một thành viên trong nhóm đă cho đi tác phẩm nghệ thuật được mua với giá 10.000 USD, trong khi ở khu Germantown của Philadelphia, một số người đă chia sẻ những mặt hàng thiết yếu như đồ hộp, phô mai, sữa và đồ dùng y tế.
“Dự án này là lư do duy nhất mà tôi vẫn chưa xóa Facebook. Tôi thích việc gặp gỡ cộng đồng ở đây”, Stahl, người đă trở thành thành viên từ tháng 3/2021, bày tỏ.
|