Giáo sư Mullaly Siobhán, Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc cảnh báo một số công ty xuất khẩu lao động ở Việt Nam đă làm giả danh tính, khai gian tuổi tác để đưa trẻ vị thành niên đến Saudi Arabia trong vụ một thiếu nữ 15 tuổi tử vong tại Saudi Arabia là vụ việc mới nhất liên quan đến nạn bạo hành đối với người lao động Việt Nam trong vài năm trở lại đây.
Tranh căi về tuổi thật của nạn nhân
Nạn nhân H Xuân Siu
Trong thông cáo ngày 4/11, Văn pḥng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) đề cập vụ một thiếu nữ Việt Nam 15 tuổi tử vong tại Saudi Arabia.
Sau khi bị chủ đánh đập, cô gái này không được ăn và chữa trị. Cô chết trước khi được đưa trở về Việt Nam. V́ hồ sơ của cô bị một đơn vị tuyển dụng lao động làm giả mạo nên gia đ́nh không thể đưa thi hài cô về nước.
Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia đă xác nhận trường hợp này. Cô gái có tên H Xuân Siu, 25 tuổi, được công ty Cổ phần Hợp tác Lao động Quốc tế Vinaco đưa sang Saudi Arabia làm giúp việc gia đ́nh từ cuối năm 2018. Theo kết quả giám định pháp y và giấy báo tử của Bộ Nội vụ sở tại cung cấp, Siu tử vong là do thiếu oxy trong máu, viêm phổi ngạt thở, máu đông trong phổi.
Tuy nhiên theo VOA th́ tuổi thật của H Xuân Siu mới chỉ mới hơn 17. Dựa theo các tài liệu liên quan đến nhân thân của H Xuân Siu, VOA phát hiện năm sinh của nạn nhân đă bị thay đổi trên hộ chiếu để làm cho H Xuân Siu lớn hơn tuổi thật, dẫn tới những sai lệch trên các văn bản của nhà chức trách ở Saudi Arabia và Việt Nam.
Theo VOA th́ gia đ́nh H Xuân Siu cho biết nạn nhân được nhân viên của công ty Vinaco chiêu dụ vào tháng 8 năm 2018 khi em gần 15 tuổi. Đại diện của Vinaco có trụ sở ở Thanh Hóa, doanh nghiệp chịu trách nhiệm đưa H Xuân Siu đi lao động th́ nói không hề biết cô là trẻ vị thành niên.
C̣n theo báo Việt Nam Hội nhập, mẹ của H Xuân Siu cho biết nạn nhân sinh ngày 30/10/2003. Thời điểm đi xuất khẩu lao động nạn nhân chưa được 15 tuổi, nhưng không hiểu v́ lư do ǵ thông tin ngày tháng năm sinh của nạn nhân lại bị sửa thành 30/10/1996
Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia cho biết đang nỗ lực hồi hương thi hài lao động người Việt H Xuân Siu, gọi đây là "trường hợp đặc biệt", theo Zing News.
BBC News Tiếng Việt vẫn chưa thể độc lập kiểm chứng thông tin về tuổi của H Xuân Siu.
"Những cáo buộc đáng báo động"
Trong thông cáo ngày 4/11, các chuyên gia nhân quyền của Liên Hiệp Quốc cho biết họ đă nhận được những cáo buộc "thật sự đáng báo động" rằng những công ty tại Việt Nam làm giả giấy tờ tùy thân để tuyển cô gái trẻ không đủ tuổi để sang Saudi Arabia làm nghề giúp việc nhà.
Văn pḥng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) kêu gọi chính phủ Saudi Arabia và Việt Nam cùng truy quét nạn buôn người sau khi hồ sơ cho thấy có nhiều phụ nữ và trẻ em gái bị lạm dụng t́nh dục, bị chủ đánh đập, hành hạ khi đến Saudi Arabia làm nghề giúp việc nhà. Các phụ nữ không được cho ăn uống, chữa trị bệnh và trả lương thấp hơn trong hợp đồng.
"Chúng tôi nhận thấy những kẻ buôn người đang nhắm đến phụ nữ và trẻ em gái nghèo ở Việt Nam, nhiều người nằm trong nhóm dễ bị tổn thương và bị phân biệt đối xử.
"Những tên buôn người hoạt động mà không bị pháp luật trừng trị" OHCR cho biết.
Từ ngày 3/9 đến 28/10/2021, OHCHR cũng cho biết đă có gần 205 phụ nữ Việt Nam, nhiều người là nạn nhân được hồi hương. Nhiều người trong số đó là nạn nhân của đường dây buôn người.
OHCHR yêu cầu chính phủ Việt Nam và Saudi Arabia tiến hành một cuộc điều tra độc lập và bất thiên vị đối với những cáo buộc vi phạm nhân quyền nhằm vào phụ nữ và trẻ em gái lao động ở nước ngoài, và cáo buộc có sự liên quan của giới chức nhà nước trong nạn buôn người, và đồng thời truy tố thủ phạm.
"Chúng tôi muốn nhắc nhở Việt Nam và Saudi Arabia về nghĩa vụ quốc tế phối hợp nhằm chống lại nạn buôn người, bao gồm điều tra tội phạm, cung cấp các biện pháp và sự trợ giúp hiệu quả đối với các nạn nhân," các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc đề cập trong thông cáo.
OHCHR cho biết đă liên lạc với phía Saudi Arabia và Việt Nam liên quan đến các cáo buộc này và muốn tiếp tục có được sự tham gia mang tính xây dựng từ cả chính phủ hai nước.
"Chưa có phản hồi chính thức từ Việt Nam và Saudi Arabia"
Một nạn nhân Việt Nam bị đánh đập tại Saudi Arabia
Giáo sư Mullaly cho BBC biết rằng theo quy tŕnh, Việt Nam và Saudi Arabia có 60 ngày để đưa ra tuyên bố hoàn chỉnh tính từ ngày 4/11 khi OHCHR đưa ra thông cáo chính thức. Cho đến nay, chính phủ 2 nước chưa công bố thông tin chính thức nào.
Cả Việt Nam và Saudi Arabia đều xác nhận đă nhận được thông cáo từ OHCHR.
"Chúng tôi cũng đă nhận được thông tin từ phía Việt Nam là họ đang làm việc, tiến hành điều tra. Và chúng tôi cũng đă làm việc với đại diện từ phía Saudi Arabia. Hiện chúng tôi đang chờ phản hồi đầy đủ từ phía 2 quốc gia trong ṿng 60 ngày. Nhưng chúng tôi hy vọng nhận phản hồi sớm nhất có thể." Giáo sư Mullaly nói.
Nhân định về mạng lưới buôn người từ Việt Nam sang Saudi Arabia hiện nay, Giáo sư Mullaly cho biết đây là một mạng lưới buôn người có hệ thống và bài bản, nhắm đến những phụ nữ và trẻ em gái nghèo khó, bị phân biệt đối xử và đối mặt với nguy cơ cùng rủi ro cao. Những kẻ trong mạng lưới này đă hoạt động mà không bị trừng trị theo pháp luật.
"Thế nhưng chúng tôi hy vọng với việc tăng cường thực thi pháp luật và phối hợp trên phạm vi quốc tế sẽ có thể giúp truy tố h́nh sự thủ phạm. Điều này rất quan trọng v́ nếu chúng ta không cùng nỗ lực th́ nạn buôn người này sẽ cứ tiếp diễn khi kẻ thủ ác không bị trừng trị và chúng cứ nhởn nhơ v́ lợi nhuận từ việc buôn người rất lớn."
"Bọn buôn người lợi dụng phụ nữ yếu thế"
Theo Giáo sư Mullaly Siobhán, nguyên nhân cốt lơi của việc buôn người đó chính là sự nghèo khó, t́nh trạng phân biệt đối xử đối với phụ nữ và trẻ em gái, điều kiện làm việc nghèo nàn, không thể tiếp cận cơ chế pháp lư, nạn bạo hành mà họ phải gánh chịu trong khi kẻ bạo hành th́ không bị trừng trị.
Tất cả các nhân tố này đă dẫn đến việc nạn buôn người cứ diễn ra. Và nguyên nhân chính đó chính là việc thiếu cơ hội việc làm. Khi bị dồn vào t́nh trạng như thế này th́ nguy cơ xảy ra nạn buôn người ngày càng gia tăng.
B́nh luận về liệu Saudi Arabia có luật bảo vệ lao động nước ngoài hay không, Giáo sư Mullaly Siobhán cho biết Saudi Arabia có luật bảo vệ những người lao động là nạn nhân của mạng lưới buôn người. Thế nhưng Liên Hiệp Quốc đă từng nhấn mạnh đến khoảng cách lớn giữa quy định và thực thi pháp luật tại Saudi Arabia như vấn đề bảo vệ nạn nhân, xác định danh tính của họ. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cũng đă làm việc với phía Saudi Arabia liên quan đến việc củng cố cơ chế bảo vệ và xác định danh tính nạn nhân.
"Đây là những vấn đề mà chúng tôi rất quan ngại."
"Phải giám sát đặc biệt các công ty xuất khẩu lao động"
Một nạn nhân của đường dây buôn người từ Việt Nam sang Saudi Arabia
Một số công ty xuất khẩu lao động trái phép vẫn nhắm đến những phụ nữ thuộc cộng đồng dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên, làm giả giấy tờ tùy thân để đưa họ sang Saudi Arabia làm việc.
Theo Giáo sư Mullaly Siobhán th́ điều quan trọng là Việt Nam phải gia tăng nhận thức về nạn buôn người.
"Việt nam cần phải đặc biệt giám sát các công ty tuyển lao động khi họ làm giả giấy tờ cho trẻ em gái để xuất khẩu lao động, đặc biệt là về vấn đề hợp đồng lao động giả mạo. Sau đó th́ quá tŕnh giám sát theo dơi những lao động sau khi họ đă đến quốc gia điểm đến, trong trường hợp này là Saudi Arabia. Liệu là công việc của họ có theo như đúng hợp đồng hay không, người chủ đó là ai..."
Giáo sư Mullaly cho rằng các thỏa thuận song phương giữa Việt Nam và Saudi Arabia là rất quan trọng. Vai tṛ của Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia cũng rất quan trọng như gặp gỡ người lao động, bảo vệ họ, xem hợp đồng lao động...
"Như tôi đă đề cập th́ sự nghèo khó, phân biệt đối xử đối với phụ nữ và trẻ em chính là những nguyên nhân cốt lơi khiến nạn buôn người gia tăng. Và sau khi người lao động trở về th́ cũng phải bảo vệ họ, đảm bảo trợ giúp về phúc lợi, pháp lư, y tế lẫn tâm lư.
Thông tin chính xác rất quan trọng nhất là trong thời điểm đại dịch Covid. Chúng tôi biết là những tên buôn người thường nhắm đến dụ dỗ phụ nữ và trẻ em gái qua internet với thông tin giả mạo."