Biểu t́nh rung chuyển Solomon, Australia phải gửi quân can thiệp. Hôm 25/11, các cuộc biểu t́nh làm rung chuyển thủ đô Honiara của quốc gia quần đảo Solomon ở Nam Thái B́nh Dương.
Đây là ngày thứ hai liên tiếp người dân đổ xuống đường va chạm với cảnh sát và yêu cầu Thủ tướng Manasseh Sogavare từ chức, theo New York Times.
Ngay từ hôm 24/11, cảnh sát đă phải sử dụng hơi cay và đạn cao su để trấn áp đám đông khi người biểu t́nh tràn vào ṭa nhà Quốc hội, cũng như phóng hỏa đồn cảnh sát và nhiều ṭa nhà ở khu phố người Hoa. Sang ngày 25/11, cảnh sát đă bị người biểu t́nh áp đảo về số lượng và phải lui vào thế pḥng thủ.
Bất đồng âm ỉ từ lâu
Lượng lớn người biểu t́nh đổ tới thủ đô Honiara trên đảo Guadalcanal đến từ đảo Malaita, truyền thông địa phương cho hay.
Các chuyên gia cho biết bất đồng đă âm ỉ giữa người dân hai đảo suốt nhiều thập niên qua, chủ yếu do phân bổ tài nguyên không đồng đều, cũng như thiếu hỗ trợ kinh tế từ chính phủ liên bang, khiến Malaita trở thành một trong những khu vực kém phát triển nhất Solomon.
Năm 2019, việc chính phủ Solomon cắt đứt quan hệ chính thức với Đài Loan để thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh đă khiến bất măn của người dân trên đảo Malaita thêm gay gắt.
Solomon là quốc gia quần đảo với gần 1.000 ḥn đảo lớn nhỏ ở khu vực Thái B́nh Dương. Quốc gia này có dân số 710.000, chủ yếu là nông dân và ngư dân.
Malaita là quần đảo có đông dân cư sinh sống nhất với 160.500 người vào năm 2020. Trong khi đó, đảo Guadalcanal có diện tích lớn hơn và là nơi đặt thủ đô Honiara. Hai ḥn đảo nằm cách nhau khoảng gần 50 km.

Người biểu t́nh tập trung bên ngoài ṭa nhà Quốc hội Solomon. Ảnh: Reuters.
Solomon trở thành trung tâm cuộc cạnh tranh địa chính trị cao độ v́ quyết định năm 2019. Việc quần đảo này thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Bắc Kinh là một cái tát vào vị thế của Đài Loan, cũng như làm lung lay chiến lược ngoại giao của Washington ở khu vực Thái B́nh Dương.
Trong mắt Mỹ, quần đảo Solomon và các quốc gia nhỏ khác ở Thái B́nh Dương đóng vai tṛ tối quan trọng nhằm ngăn Trung Quốc vươn tầm ảnh hưởng ở khu vực.
Những năm trở lại đây, Bắc Kinh đầu tư ngày càng mạnh tay vào khu vực Thái B́nh Dương, khiến giới chức Mỹ phải giật ḿnh.
Năm 2019, một công ty Trung Quốc kư được hợp đồng thuê một ḥn đảo của Solomon. Thế nhưng, thỏa thuận này sau đó bị nhà chức trách Solomon tuyên bố vô hiệu.
Đây không phải lần đầu bất ổn bùng phát ở Solomon liên quan tới Trung Quốc. Năm 2006, bạo loạn từng nổ ra khi xuất hiện tin đồn Trung Quốc dùng tiền can thiệp vào cuộc tổng tuyển cử ở Solomon.
Nhiều chuyên gia tin rằng quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bất ổn hiện nay ở Solomon.
Daniel Suidani, thủ hiến đảo Malaita, là nhân vật chỉ trích mạnh mẽ quyết định năm 2019 của Thủ tướng Sogavare.
Mihai Sora, cựu quan chức ngoại giao Australia hiện làm việc tại Viện nghiên cứu Lowy, cho biết đảo Malaita vẫn tiếp tục duy tŕ quan hệ với Đài Loan, nhận được sự hỗ trợ từ Đài Bắc, đi ngược lại lập trường chính thức của chính quyền trung ương Solomon.
Không dừng ở đó, Mỹ cũng đang trực tiếp viện trợ cho đảo Malaita, c̣n Trung Quốc cung cấp hỗ trợ tài chính cho chính quyền trung ương. Trong bối cảnh ấy, chia rẽ nội bộ tại Solomon càng thêm sâu sắc.
"Bản thân cạnh tranh địa chính trị không châm ng̣i cho bạo loạn. Nhưng việc các nước lớn ủng hộ một số nhóm theo đuổi các mục tiêu chiến lược riêng mà không cân nhắc bối cảnh chính trị xă hội đă khiến t́nh h́nh thêm bất ổn", ông Sora nhận xét.
Australia phải can thiệp
Sau khi hàng trăm người biểu t́nh đốt cháy một ṭa nhà gần Quốc hội ở thủ đô Honiara, Thủ tướng Sogavare đă ban bố lệnh giới nghiêm kéo dài 36 tiếng đồng hồ, từ 19h ngày 24/11 tới 7h ngày 26/11.
Thủ tướng Sogavare cáo buộc người biểu t́nh gây rối v́ dụng ư chính trị.
"Hôm nay, đất nước chúng ta chứng kiến thêm một sự kiện đáng buồn và không may khác, âm mưu lật đổ chính phủ dân chủ được bầu ra", ông Sogavare nói trong một video.
Ông Sogavare cảnh báo nhà chức trách sẽ truy lùng những người tổ chức cuộc biểu t́nh và đưa ra trước công lư.
Trong bài đăng trên mạng xă hội hôm 24/11, Đại sứ quán Trung Quốc ở Honiara cho hay đă yêu cầu Solomon thực hiện tất cả biện pháp cần thiết nhằm tăng cường bảo vệ các doanh nghiệp và công dân Trung Quốc.
Cơ quan đại diện Trung Quốc đồng thời khuyến cáo công dân nước này đang ở khu vực có rủi ro cao đóng cửa doanh nghiệp và thuê vệ sĩ bảo đảm an toàn.

Nhiều ṭa nhà ở thủ đô Honiara bị phóng hỏa. Ảnh: AFP.
Trong bài đăng ngày 25/11, Đại sứ quán Trung Quốc cho hay nhiều cửa hàng, ngân hàng, nhà kho đă bị đốt cháy.
Xung đột giữa các đảo ở Solomon từng châm ngoài cho cuộc nội chiến từ 1998-2003. Cuộc nội chiến khiến Australia và New Zealand phải triển khai lực lượng ǵn giữ ḥa b́nh ở Solomon từ năm 2003 và chỉ rút hết vào 2017.
Hôm 25/11, Thủ tướng Scott Morrison cho biết Australia sẽ gửi 100 binh sĩ và cảnh sát tới quần đảo Solomon nhằm duy tŕ ổn định và an ninh, theo yêu cầu của Thủ tướng Sogavare.
Ông Sora, cựu quan chức ngoại giao Australia, cho biết bất ổn dân sự quy mô nhỏ không hiếm ở Solomon những năm gần đây và cảnh sát bản địa đủ khả năng văn hồi trật tự. Tuy nhiên, các cuộc biểu t́nh mới nổ ra rơ ràng đă vượt quá khả năng ứng phó của cảnh sát Solomon.
Đến ngày 25/11, riêng tại khu phố người Hoa ở thủ đô Honiara, 15 ṭa nhà đă bị đốt cháy. 10 ṭa nhà khác ở một khu công nghiệp gần đó cũng bị phóng hỏa.
Các đoạn video đăng tải trên mạng xă hội cho thấy những đám đông tụ tập tại khu phố người Hoa. Nhiều ṭa nhà bốc khói.
VietBF@ sưu tập