Khi mùa gặt vụ chiêm vừa kết thúc cũng là lúc những người làm nghề “bắt chuột” lại bắt tay vào công việc của ḿnh. Hơn 10 năm nay, người dân xă này tận dụng thời gian nông nhàn để làm nghề này. Kiếm thêm thu nhập và có ngày thuận lợi họ có thể kiếm được hàng triệu đồng.
Có 12 năm làm nghề “bắt chuột”, anh Nguyễn Văn Dương (41 tuổi, trú tại làng Đỗ Xuyên, xă Hoàng Hoa Thám) cho biết mùa “chuột” bắt đầu từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 11 (âm lịch), thời gian vụ găt chiêm vừa xong cho tới trước khi nước ải về phục vụ trồng lúa đông - xuân.
“Thời điểm này đang là cuối vụ “chuột” nên số lượng bắt được ít hơn. Nhóm của tôi gồm 4 người, mỗi ngày bắt được khoảng 40kg chuột sống. C̣n nếu đúng vụ, chuột đồng rất nhiều, chúng tôi có ngày bắt được cả tạ chuột”, anh nói.
Cứ đến mùa chuột, anh lại cùng mấy người bạn của ḿnh đeo đèn pin, xỏ đôi ủng, mang túi lưới, gậy đi dọc các kênh mương, cánh đồng để bắt chuột. Theo anh, thời điểm vàng để săn chuột là khi trời chạng vạng tối, chuột bắt đầu đi kiếm ăn sau một ngày lẩn trốn trong hang.
Để bắt được chuột, những người làm nghề như anh đều phải có chiến thuật. Cụ thể, đó là đi mọi người thường đi theo đoàn 4 người, 2 người đi trước, hai người đi sau để đuổi và chặn bắt chuột. Việc này đ̣i hỏi người săn chuột phải nhanh tay, dứt khoát để chuột không có đường lui.
Khi bắt chuột thành công, một người sẽ dùng que để bẻ găy 2 chiếc răng cửa sắc nhọn của chuột rồi cho chúng vào trong túi lưới.
Ngoài việc đuổi chuột, người làm nghề này có thể bắt chúng từ trong hang. “Thông thường, dân làng tát nước từ máng ruộng vào hang hoặc hun khói, đào hang. Hang của chuột sẽ có một hang chính và vài hang phụ. Khi chuột ngạt nước, chúng thi nhau lao ra các ngách để thoát hiểm. Do đó, trước khi đào hang chính th́ phải t́m được các hang ngách phục kích sẵn, chờ chuột nhảy ra là tóm cổ hay đặt lồng bẫy trước miệng hang ngách”, anh Huy Minh – một người chuyên bắt chuột khác cho hay.
Với cách săn chuột này, chỉ cần đi vài tiếng đồng hồ cả nhóm đă bắt được khoảng chục kg chuột đồng mỗi tối.
Khi bắt về, chuột sẽ đem đi sơ chế bằng cách dội nước sôi, vặt lông, cạo sạch rồi bỏ đầu, ruột và hạch hôi. Một cách sơ chế khác là đem thui chúng. Số chuột này sẽ đem bán ở chợ hoặc ven đường. Trung b́nh một kg chuột sẽ được bán với giá từ 100.000 - 120.000 đồng/kg.
Anh Minh cũng cho biết thêm chuột tầm này vào cuối vụ nên thịt sẽ kém vị hơn v́ đa phần là chuột mới lớn. C̣n thời điểm đầu tháng 9 Âm lịch, thịt chuột ngon, gịn và béo ngậy hơn bởi chủ yếu là chuột mẹ đầy sữa, no lúa.
Thịt chuột có thể làm được nhiều món khác nhau như luộc, giả cày, rán, nướng… Trong đó, thịt chuột luộc rắc lá chanh là ngon nhất.
Theo các tài liệu y khoa, chuột là loại động vật có thể ăn được, thịt của chúng rất giàu chất dinh dưỡng. Có rất nhiều loại chuột, nhưng chỉ có chuột đồng là loài sinh sống ở các ruộng lúa, ruộng ngô mới được sử dụng làm món ăn, v́ chúng chủ yếu ăn các thức ăn tự nhiên như lúa gạo, khoai ḿ, ngô, cua, ốc... Thịt chuột đồng có vị ngọt, tính ấm, không độc nên trong đông y chuột đồng c̣n được coi là một bài thuốc quư.
Tuy nhiên, trong các tài liệu y học, thịt của loài gặm nhấm này luôn tiềm ẩn nhiều mầm bệnh. Đặc biệt, trước đây chuột là loài trung gian truyền vi rút dịch hạch rất nguy hiểm cho con người.
Ngoài ra, thịt chuột có thể gây ra các nguy cơ sau ngộ độc sau khi ăn như đau bụng dữ dội, buôn nôn, tiêu chảy... do ăn phải thịt thịt chuột bị đánh bả hoặc nhiễm bệnh. Chuột cũng rất hay bị nhiễm các loại giun sán v́ nó hay sống ở băi rác, ăn các thứ rất bẩn, nếu không chế biến tốt, người dân có thể bị lây nhiễm các loại kư sinh trùng trong cơ thể chuột.