Không chỉ người về quê nay quay lại Sài G̣n, mà ngay cả người Sài G̣n cũng đi du lịch và bây giờ quay trở lại. Mọi thứ như có vẻ sắp trở lại b́nh thường, chính v́ thế ngay lúc này đây rất rất nhiều người quay trở lại để làm việc, đi học... Hăy cùng xem các thông tin giao thông ùn ứ...
Năm nào cũng vậy, h́nh ảnh hàng vạn phương tiện chen chúc, ồ ạt từ khắp các tỉnh thành đổ về TP.HCM đă trở thành “đặc sản” trong những ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Ùn ứ kinh hoàng trên cầu Mỹ Thuận và Rạch Miễu
Sáng qua 6.2 (mùng 6 tết), người dân miền Tây ùn ùn rời quê trở lại TP.HCM và các tỉnh miền Đông Nam bộ sau tết, khiến cầu Mỹ Thuận và các cửa ngơ ra vào Vĩnh Long ken đặc phương tiện.
Cầu Mỹ Thuận và nhiều nơi ở miền Tây ùn ứ v́ người dân trở lại TP.HCM
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, từ sáng sớm, hàng chục ngàn người dân miền Tây tranh thủ buổi sáng trời mát đă lỉnh kỉnh đồ đạc rời quê, lên đường quay lại TP.HCM và các tỉnh B́nh Dương, Đồng Nai... Tại khu vực cầu Mỹ Thuận, hướng đi TP.HCM, lượng phương tiện đổ về nhiều, tạo thành nút thắt cổ chai, các phương tiện phải nhích từng chút một để qua cầu. Nhiều xe cấp cứu bật tín hiệu đèn và c̣i inh ỏi nhưng phải chịu trận giữa ḍng xe ken đặc.
Kẹt xe do triều cường trên QL1, đoạn qua TX.B́nh Minh, Vĩnh Long
XUÂN PHÚC
Nhiều người dân cho biết, đường dẫn vào cầu Mỹ Thuận có 3 làn xe và đường rộng, nhưng khi lên cầu chỉ có 2 làn xe, nhiều ô tô cũ kỹ “ḅ” lên dốc cao khiến nhiều xe ùn ứ phía sau. Chị Phan Thị Ngọc Mỹ (31 tuổi, ngụ TP.Vĩnh Long) dừng nghỉ bên đường chờ bạn đi cùng lên Đồng Nai làm việc, than: “Sáng nay, tôi định đi sớm để né kẹt xe. Nhưng đến đây thấy đông nghẹt như thế này coi như không. Tôi đợi bạn đến đi cùng, đông cũng phải đi”.
Tương tự, tại phà Đ́nh Khao (H.Long Hồ, Vĩnh Long - nối 2 tỉnh Vĩnh Long và Bến Tre), lượng phương tiện cũng tăng cao đột biến. Nhiều người chọn về TP.HCM bằng đường đi về hướng TP.Bến Tre gần hơn và đỡ kẹt xe hơn so với đi trên QL1 qua cầu Mỹ Thuận, khiến khu vực phà ùn ứ, đa phần là xe máy. Trên tuyến QL1 đoạn thuộc TX.B́nh Minh (Vĩnh Long) c̣n xuất hiện triều cường gây ngập khiến các phương tiện đi về TP.HCM càng thêm ùn ứ cục bộ. Thượng tá Trần Ngọc Đời, Phó trưởng pḥng CSGT Công an tỉnh Vĩnh Long, cho biết các xe máy lấn làn ô tô để tránh ngập nên xảy ra t́nh trạng ùn ứ. Nhờ có sự điều tiết kịp thời của lực lượng CSGT, khoảng 10 giờ cùng ngày, giao thông qua khu vực này đă thông thoáng trở lại.
Cũng hướng miền Tây, đoạn từ chân cầu Cao Lănh đến QL30 (H.Cao Lănh, Đồng Tháp) chứng kiến hàng vạn xe tải, xe con phải nối đuôi nhau kẹt cứng hướng từ Đồng Tháp đi TP.HCM. Giữa cái nắng gay gắt những ngày đầu xuân, rất nhiều gia đ́nh có con nhỏ đi xe máy nhễ nhại mồ hôi, vạ vật chôn chân trên quốc lộ.
Sân bay đông nhưng không ùn tắc
Trong khi đường bộ ghi nhận ùn ứ khắp các ngả về TP, sân bay Nội Bài (Hà Nội) ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022 lại khá thông thoáng. Theo kế hoạch khai thác từ Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, mùng 6 tết là ngày cao điểm nhất, dự kiến phục vụ lượng khách đông nhất với số chuyến bay cất hạ cánh nhiều nhất trong dịp tết (372 chuyến bay gồm 312 chuyến bay nội địa với 57.000 khách qua sân bay). Tuy nhiên, vào khung giờ bay đẹp nhất buổi trưa, sân bay Nội Bài cũng không xảy ra t́nh trạng ùn ứ. Khoảng 10 giờ 30 ngày 6.2, khá đông xe cá nhân đưa người thân dừng trước cửa khu vực ga đi. Dưới cái lạnh “cắt da cắt thịt” khi nhiệt độ xuống dưới gần 10 độ C, cộng thêm mưa buốt nhưng rất nhiều nhân viên an ninh đă được điều động để điều tiết, giúp ḍng xe di chuyển nhanh, không ùn tắc.
Khách du lịch Đà Lạt xếp hàng dài ở sân bay từ 5 giờ sáng, vé về TP.HCM ‘cháy’ đến hết ḱ nghỉ
Đi lại sau tết
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, ngày 6.2, lượng người rời Nghệ An đi làm ăn sau tết không nhiều như các năm trước do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Các tuyến xe đi các tỉnh phía bắc số lượng khách sau khi rời bến đạt 80 - 90% số ghế ngồi. Tuy nhiên, giá vé vẫn cao ngất ngưởng. Giá vé xe khách giường nằm từ TP.Vinh đi Hà Nội được bán tại bến xe với giá 250.000 - 300.000 đồng/vé (cao gấp 1,5 lần ngày thường). Giá vé xe khách giường nằm từ Nghệ An đi các tỉnh B́nh Dương, Đồng Nai, TP.HCM từ 1,4 - 1,6 triệu đồng (cao gấp 2 lần ngày thường). Tại Hà Tĩnh, vé xe khách giường nằm tăng khoảng 15% so với ngày thường. Cụ thể: vé tuyến Hà Tĩnh - Hà Nội dao động 300.000 - 400.000 đồng/vé, xe giường nằm chất lượng cao 450.000 đồng/vé giường đơn và 800.000 đồng/vé giường đôi; tuyến Hà Tĩnh - Huế, Đà Nẵng từ 250.000 - 350.000 đồng/vé; tuyến Hà Tĩnh - TP.HCM và các tỉnh phía nam từ 1 - 1,2 triệu đồng/vé.
Tại Thanh Hóa, các bến xe đều trong t́nh trạng vắng khách, thậm chí nhiều nhà xe có văn bản đề nghị dừng tuyến do không có khách đi lại.
Khánh Hoan - Minh Hải - Phạm Đức
Phía trong nhà ga, hành khách tập trung gần như kín các quầy làm thủ tục check-in. Nhân viên đóng gói hành lư cũng làm việc luôn tay. Các gia đ́nh ai cũng mang nhiều thùng to, thùng nhỏ trở lại TP sau kỳ nghỉ tết. Tuy nhiên, nhờ các hăng hàng không chủ động sắp xếp nhân viên hướng dẫn hành khách xếp hàng theo từng làn nên không có t́nh trạng chen lấn lộn xộn. Bên cạnh đó, thời gian làm thủ tục tại quầy khá nhanh nên ḍng người không gây ùn ứ cục bộ.
Đại diện một hăng hàng không cho biết có nhiều nguyên nhân giúp sân bay Nội Bài thông thoáng. Thứ nhất, do nhu cầu người dân về quê ít hơn mọi năm, dù lượng khách những ngày cận tết có tăng nhưng lượng khách vào khung giờ cao điểm trong dịp Tết Nguyên đán 2022 vẫn kém xa so với những năm trước và không vượt quá năng lực của sân bay. Chưa kể theo ghi nhận, tỷ lệ lấp đầy của các chuyến bay đêm cũng tăng cao, người dân không c̣n chỉ chăm chăm lựa chọn những chuyến bay giờ đẹp. Thứ hai, năm nay nhiều gia đ́nh và người lao động có thể kéo dài thời gian nghỉ tết thêm khoảng 1 tuần nên họ có tâm lư lùi ngày đi tới sau tết, thay v́ dồn hết vào 1 - 2 ngày cuối cùng như mọi năm.
Chiều từ Hà Nội vào thông thoáng, song sân bay Tân Sơn Nhất ngày 6.2 “nóng bỏng” với lượng khách đạt kỷ lục, nhộn nhịp cả chiều đi và đến. Theo số liệu từ Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, chỉ riêng ngày mùng 6 tết, sân bay đón hơn 70.300 lượt khách từ 345 chuyến bay. Ở chiều ngược lại, có hơn 31.700 lượt khách đi từ sân bay này trên 327 chuyến bay. Như vậy, tổng lượng hành khách qua sân bay trong ngày 6.2 vượt 102.000 lượt khách.
Phía trong nhà ga không ghi nhận ùn ứ nhưng vấn đề lớn nhất tại sân bay Tân Sơn Nhất những ngày qua là thiếu trầm trọng taxi. Đáp chuyến bay từ Hà Nội tới Tân Sơn Nhất rạng sáng 5.2, chị Liễu Phạm chờ mỏi ṃn không bắt được xe. Taxi truyền thống “chê” cuốc ngắn, taxi công nghệ th́ gọi măi không được, chị Liễu Phạm và đoàn người cùng cảnh ngộ phải khệ nệ vác đồ đi bộ từ sân bay đến công viên Hoàng Văn Thụ, vẫn không bắt được xe. “Đoàn người kéo nhau dài dằng dặc, có bà mẹ dẫn theo 2 đứa con nhỏ, vác một đống đồ mà vạ vật măi không có xe. Sân bay không khác ǵ chỗ tị nạn. Kinh hoàng!”, chị Liễu Phạm kể.
Sân bay Tân Sơn Nhất đông nghẹt, hành khách tranh giành taxi để về nhà
Theo ghi nhận chiều qua 6.2, t́nh trạng người dân phải kéo va li đi bộ tới cây xăng trên đường Trường Sơn để đón taxi công nghệ vẫn tiếp diễn. Đại diện Tổng công ty cảng hàng không VN (ACV) cho biết đơn vị này đă tăng cường điều tiết phía trước khu vực nhà ga để tránh ùn tắc giờ cao điểm. Dự báo từ hôm nay, t́nh trạng xếp hàng chờ taxi tại sân bay sẽ tạm ổn.