Trong diễn biến liên quan đến căng thẳng Ukraine, 3 tàu tuần dương cực mạnh của hải quân Nga đă sẵn sàng, quyết "ăn thua đủ" với 3 nhóm tác chiến tàu sân bay NATO!
Địa Trung Hải dậy sóng, 3 tàu sân bay "cày nát" mặt biển
Trước t́nh h́nh căng thẳng Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, các nước liên quan vẫn tiếp tục tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực. Khu vực Biển Đen - Địa Trung Hải đă bị khuấy động bởi hàng chục tàu chiến hiện đại của các bên đối địch.
Những ngày đầu tháng 2/2022, cụm tàu sân bay tấn công USS Harry S. Truman (CVN-75) của Mỹ đă có mặt ở Địa Trung Hải để tiến hành cuộc tập trận mang tên "Neptune Strike 22" cùng với hải quân các nước đồng minh NATO. Tàu chỉ huy đổ bộ USS Blue Ridge (LCC-19) - Soái hạm của Hạm đội 6 Mỹ cũng có mặt tham gia diễn tập.
Tham gia tập trận cùng tàu sân bay USS Harry S. Truman c̣n có nhóm tác chiến tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp (mang phiên hiệu lực lượng đặc nhiệm 473) và nhóm tác chiến tàu sân bay Cavour của hải quân Italia.
Đáng chú ư, quyền chỉ huy chung đối với cụm tàu sân bay tấn công Mỹ lại được giao cho Bộ tư lệnh NATO. Đây là lần đầu tiên kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, một tàu sân bay Mỹ hoạt động dưới sự điều động của NATO.
Hoạt động trên tàu sân bay USS Harry S Truman (CVN-75) của hải quân Mỹ
Theo Chuẩn đô đốc Curt Renshaw, chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ, sự kiện 3 nhóm tác chiến tàu sân bay của NATO tập trận ở Địa Trung Hải là cơ hội tốt để củng cố khả năng hiệp đồng giữa các lực lượng đồng minh.
"Năng lực của nhóm chiến hạm Mỹ càng được tăng cường khi hoạt động bên cạnh các đồng minh và đối tác", ông Renshaw nhấn mạnh.
Cũng cần lưu ư rằng, đi cùng với các tàu sân bay Mỹ - NATO là các tàu chiến hùng hậu để hộ vệ.
Cụ thể, cụm tàu sân tấn công USS Harry S. Truman sẽ gồm tàu sân bay USS Harry S. Truman, tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường USS San Jacinto, ba tàu khu trục USS Gonzalez, USS Bainbridge và USS Gravely, tàu hộ vệ tên lửa Na Uy HNoMS Fridtjof Nansen.
Lực lượng đặc nhiệm 473 của hải quân Pháp gồm tàu sân bay hạt nhân Charles de Gaulle, tàu khu trục Forbin, hộ vệ hạm Alsace và Normandie, tàu tiếp dầu Marne và một tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Rubis.
Lực lượng này cũng được phối thuộc thêm tàu khu trục Mỹ USS Ross, hộ vệ hạm Tây Ban Nha Juan de Borbon, một tàu hộ vệ và tàu ngầm Hy Lạp, cùng trực thăng NH90 của Bỉ.
Dù Mỹ và đồng minh nhiều lần tuyên bố các cuộc tập trận hải quân gần đây với nhóm tác chiến tàu sân bay không liên quan đến vấn đề Ukraine nhưng trên thực tế họ đang gửi một thông điệp mạnh mẽ đến Nga rằng phương Tây sẽ bảo vệ Kiev ngay khi Điện Kremlin phát động tấn công.
Từ Địa Trung Hải, các tàu chiến Mỹ và NATO có thể nhanh chóng tiếp cận khu vực Biển Đen thông qua eo biển Bosphorus, để can thiệp vào t́nh h́nh căng thẳng Ukraine.
Bên cạnh đó, nhiều khả năng Washington sẽ cho kéo dài thời gian triển khai USS Harry S. Truman ở Địa Trung Hải giúp trấn an các đồng minh trước nguy cơ an ninh từ Nga.
Nga dốc toàn lực, sẵn sàng đáp trả tàu sân bay NATO
Để đáp trả hải quân Mỹ và NATO, Nga cũng đă tung ra những nước cờ táo bạo và quyết liệt: Trước khi NATO thực hiện các cuộc tập trận trong khu vực, Bộ Quốc pḥng Nga đă cho tổ chức cuộc diễn tập hải quân quy mô trên toàn cầu, điều động gần như toàn bộ các nhóm tàu chiến chủ lực của tất cả các hạm đội.
Địa bàn Biển Đen - Địa Trung Hải đă chứng kiến sự kiện đặc biệt: Hải quân Nga huy động cả 3 chiếc tuần dương hạm lớp Slava có trong biên chế để "so găng" với hải quân NATO.

Đồ họa mô phỏng vị trí các tàu chiến Nga ở Biển Đen - Địa Trung Hải
Cần lưu ư rằng: Hiện nay, hải quân Nga chỉ có 4 tàu tuần dương tên lửa trực chiến, th́ 3 trong số đó là lớp Slava, chỉ có duy nhất chiếc Pyotr Velikiy (soái hạm của Hạm đội Biển Bắc) là thuộc lớp Kirov.
Các tàu tuần dương mang tên lửa thường được "tín nhiệm" giao phó nhiệm vụ là soái hạm cho các hạm đội của Hải quân Nga.
Trong 3 chiếc tàu tuần dương tên lửa lớp Slava, th́ hai chiếc Moskva và Varyag lần lượt là soái hạm của Hạm đội Biển Đen và Hạm đội Thái B́nh Dương Nga, trong khi chiếc c̣n lại mang tên Nguyên soái Ustinov cũng được xem như "phó soái" của Hạm đội Biển Bắc.
Để đối phó lại cuộc tập trận của Mỹ và NATO, nhóm tàu chiến gồm tuần dương hạm Varyag và tàu khu trục săn ngầm Đô đốc Tributs của Hạm đội Thái B́nh Dương Nga đă tiến vào Địa Trung Hải. Sau đó là tuần dương hạm Nguyên soái Ustinov và 2 tàu khu trục của Hạm đội Biển Bắc cũng gia nhập nhóm tác chiến.
Chiếc tuần dương hạm c̣n lại mang tên Moskva đang ở căn cứ Sevastopol, cũng có thể nhanh chóng tiến ra Địa Trung Hải bất cứ lúc nào. Có thông tin cho hay: Ngày 15/02/2022, chiếc Moskva sẽ rời Biển Đen để hội quân với lực lượng hải quân Nga ở Địa Trung Hải.
Với việc tập trung ba vị "nguyên soái" ở địa bàn Biển Đen và Địa Trung Hải, có thể thấy phía Nga đă dốc gần như toàn bộ đội tàu chủ lực ra để đối đầu với Mỹ và các đồng minh.
Tàu tuần dương tên lửa lớp Slava thuộc Đề án 1164 Atlant, là loại tàu tuần dương tên lửa lớn bậc nhất trong hải quân Liên Xô trước đây, cũng như hải quân Nga hiện nay, chỉ sau lớp tàu tuần dương hạt nhân mang tên lửa lớp Kirov (Đề án 1144 Orlan).
Hiểu một cách đơn giản, tàu tuần dương tên lửa lớp Slava chính là "phiên bản thu nhỏ" của tàu tuần dương hạt nhân lớp Kirov, sử dụng động cơ nhiên liệu thông thường để giảm chi phí.
Chương tŕnh The Kalashnikova Show - Tập 4: Tàu tuần dương tên lửa lớp Slava - "Sát thủ tàu sân bay" của Nga
Tàu tuần dương tên lửa lớp Slava có lượng giăn nước tối đa gần 11.500 tấn, được vũ trang hỏa lực cực mạnh với 16 tên lửa chống hạm P-1000 Vulcan (phiên bản nâng cấp của P-500 Bazalt) với tầm bắn lên đến 800km, mang đầu đạn thông thường nặng 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 350kt.
Với hỏa lực tên lửa chống hạm này, tàu tuần dương lớp Slava được xem như "sát thủ tàu sân bay", là đối trọng với các cụm tác chiến tàu sân bay của quân đội Mỹ và đồng minh.
Để tự vệ trước hỏa lực của đối phương, con tàu cũng được trang bị các tổ hợp tên lửa pḥng không tầm xa S-300F (phiên bản hải quân), Osa-M tầm ngắn, có 1 pháo AK-130 cỡ ṇng 130mm hai ṇng, 6 tổ hợp CIWS AK-630.
Hỏa lực chống ngầm của con tàu có 2 bệ phóng RBU-6000 và 10 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm. Tàu có thể mang theo một trực thăng hải quân loại Ka-25 hoặc Ka-27.
Ngoài ba tuần dương hạm cực mạnh, hiện Nga đang triển khai 3 tàu ngầm Kilo ở phía đông Địa Trung Hải, hoạt động từ Syria. 3 tàu ngầm Kilo khác hoạt động ở biển Đen ngoài khơi Crimea.
Có thông tin cho thấy hải quân Nga sẽ điều động cả ba tàu tuần dương hạm tên lửa lớp Slava ra Địa Trung Hải, tham gia các cuộc tập trận gần vùng biển ba nhóm tác chiến tàu sân bay NATO đang hoạt động.
Nếu điều này xảy ra đây có thể lần đầu tiên hải quân Nga đưa điều động đồng thời cả ba tàu tuần dương mang tên lửa lớp Slava cùng trong một nhóm tàu tác chiến. Cuộc "so găng" giữa ba "sát thủ tàu sân bay" với ba cụm tàu sân bay NATO cho thấy diễn biến căng thẳng Ukraine vẫn chưa thôi nóng bỏng.
VietBF @ Sưu tầm