Chứng bệnh dễ gây đột tử trong khi ngủ. Đó là ngưng thở khi ngủ. Đó là t́nh trạng rối loạn nghiêm trọng, có thể gây ra những cái chết đột ngột.
Theo Healthline, ngưng thở khi ngủ (Obstructive Sleep Apnea - OSA) là sự rối loạn trong giấc ngủ, trong đó, cơ thể ngưng thở hơn 10 giây hay giảm không khí lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm. Kèm theo OSA là triệu chứng ngủ ngáy, ngủ ngày quá mức.
Nguy cơ mắc nhiều bệnh lư nguy hiểm
Ởnhững người bị hội chứng OSA, trong giấc ngủ các thành phần mô mềm như lưỡi và sụn của vùng hầu họng bị tụt vào trong đường thở. Sự ph́ đại quá mức của mô mềm bao xung quanh làm thu hẹp kích thước của đường hô hấp trên. Khi đó, một phần hoặc hoàn toàn đường hô hấp bị tắc nghẽn lưu lượng khí, kết khí. Đồng thời, tín hiệu thần kinh đến các cơ quan hô hấp trong lúc ngủ cũng giảm và gây ra hiện tượng ngưng thở.
Theo Cleveland Clinic, chứng ngưng thở khi ngủ được chia thành hai loại là do tắc nghẽn và trung ương.
Trong đó, chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn phổ biến hơn, xảy ra với các đợt lặp đi lặp lại của một hoặc toàn bộ đường hô hấp trên khi ngủ. Trong cơn ngưng thở, cơ hoành và cơ ngực làm việc nhiều hơn do áp lực tăng lên để mở đường thở. Do đó, người bệnh thường thở hổn hển hoặc cơ thể giật mạnh. Điều này có thể khiến họ ngủ không yên giấc, giảm lưu lượng oxy đến các cơ quan quan trọng và gây ra nhịp tim bất thường.
Ngưng thở khi ngủ là hiện tượng cơ thể ngưng thở hơn 10 giây hay giảm không khí lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm. Ảnh: Shutter Stock.
Theo CNN, ước tính ít nhất 25 triệu người Mỹ và 936 triệu người trên toàn thế giới có thể mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, đặc biệt, nhiều trường hợp không hay biết đang gặp t́nh trạng này.
Trong khi đó, chứng ngưng thở khi ngủ trung ương là t́nh trạng đường thở không bị tắc nhưng năo không phát tín hiệu cho các cơ thở do trung tâm điều khiển khi hô hấp không ổn định. Ngưng thở trung ương liên quan chức năng của hệ thần kinh trung ương.
Một nghiên cứu năm 2010 được công bố trên Tạp chí American Journal of Respiratory and Critical Care Medicine cho thấy ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ của bạn lên gấp 2 hoặc 3 lần. Năm 2007, một nghiên cứu khác của Đại học Yale, Mỹ cảnh báo OSA có thể làm tăng nguy cơ đau tim hoặc tử vong lên 30% trong khoảng từ 4-5 năm.
Theo Học viện Y học về Giấc ngủ Mỹ, nếu không được điều trị, chứng ngưng thở khi ngủ khiến bệnh nhân có nguy cơ bị tăng huyết áp, tiểu đường type II, trầm cảm, bệnh tim, thậm chí tử vong.
Triệu chứng
Theo Mayo Clinic, triệu chứng ngưng thở khi ngủ gồm ngủ ngày quá nhiều; ngáy to; quan sát được t́nh trạng ngừng thở; thức dậy đột ngột kèm theo thở hổn hển hoặc khó thở; miệng khô, đau họng; nhức đầu buổi sáng; khó tập trung trong ngày; thay đổi tâm trạng, thường xuyên cáu kỉnh hoặc có dấu hiệu trầm cảm; giảm ham muốn t́nh dục...
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn cũng có thể dẫn đến tăng huyết áp. Mỗi khi một người ngừng thở trong vài giây, hệ thần kinh giao cảm của cơ thể sẽ hoạt động và làm tăng huyết áp. Ngoài ra, cơ thể tiết ra hormone căng thẳng được gọi là catecholamine, cũng có thể làm tăng huyết áp theo thời gian.
Ngoài ra, người bị thừa cân, béo ph́ (chỉ số BMI từ 35 trở lên) thường bị chứng ngưng thở khi ngủ do khối lượng ở miệng, lưỡi, cổ làm xẹp mô mềm, khiến họ khó thở hơn.
Khi chúng ta già đi, cơ bắp suy yếu, trong đó có miệng và ṿm miệng. Do đó, người trên 50 tuổi có nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn cao hơn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy t́nh trạng này ở người cao tuổi đang có xu hướng giảm c̣n từ nhẹ đến trung b́nh. Trong khi đó, các trường hợp nghiêm trọng xảy ra ở nhóm trẻ tuổi hơn.
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, cứ 5 người trưởng thành th́ có một người bị ngưng thở khi ngủ ở mức độ nào đó. Chứng bệnh này phổ biến ở nam giới hơn nữ.
Trẻ em cũng có nguy cơ mắc bệnh với các triệu chứng không rơ ràng như học lực kém; uể oải hoặc buồn ngủ nhưng dễ bị nhầm tưởng là lười biếng trong giờ học; ban ngày thở bằng miệng, khó nuốt; tư thế ngủ bất thường; đổ mồ hôi trộm; rối loạn tăng động, giảm chú ư; tè dầm...
Cách điều trị
Những người bị ngưng thở khi ngủ không được điều trị sẽ ngừng thở liên tục trong khi ngủ, có khi hàng trăm lần trong đêm. Nếu không được phát hiện và điều trị, những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu năo, hen suyễn, tiểu đường, đột quỵ, đột tử trong đêm…
Trong những trường hợp nhẹ, người bệnh nên cải thiện chất lượng sống bằng cách giảm cân, tránh sử dụng rượu, bia, thuốc ngủ. Ở một số bệnh nhân mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn nhẹ, t́nh trạng ngừng thở chỉ xảy ra khi họ nằm ngửa. Giải pháp là sử dụng gối nệm hoặc các thiết bị khác họ ngủ nghiêng.
Những người có vấn đề về xoang hoặc nghẹt mũi nên sử dụng thuốc xịt mũi để giảm ngáy, cải thiện luồng không khí. Đặc biệt, tất cả người bệnh đều nên ngủ đủ giấc.
Ngoài những cách này, bệnh nhân c̣n có thể điều trị bằng liệu pháp áp lực đường thở tích cực (PAP).
VietBF@ sưu tập