Các công ty khai thác Bitcoin chuyển từ năng lượng thuỷ điện sang than và khí đốt khiến lượng CO2 thải ra tự nhiên ngày một lớn.
Nhà nghiên cứu Alex de Vries của Ddại học Vrije Universiteit Amsterdam, Hà Lan nói: "Bitcoin đang trở nên kém xanh hơn bao giờ hết. Những thống kê mới đều đi ngược tuyên bố làm sạch Bitcoin của các nhóm khai thác tiền điện tử".
Vries cho biết lệnh cấm Bitcoin của Trung Quốc năm ngoái không khiến Bitcoin sạch hơn. Ngược lại, các thợ đào t́m đến những nguồn năng lượng rẻ nhưng gây hại cho môi trường ở nơi khác. Cuối tháng trước, Guardian cũng đưa ra nhận định tương tự khi hàng loạt mỏ than cũ ở Hardin, miền nam Montana (Mỹ) được thợ đào Bitcoin hồi sinh. Những mỏ than này từng được ví như "chiếc đồng hồ tử thần" khi thải ra lượng CO2 khổng lồ trong quá tŕnh vận hành.
Lượng CO2 thải ra (trái) và số ngày hoạt động của nhà máy than ở Hardin (Mỹ) tăng cao khi được công ty khai thác Bitcoin "hồi sinh". Nguồn: Guardian
Khai thác Bitcoin nói riêng và tiền điện tử nói chung thải ra nhiều CO2 v́ độ khó ngày càng cao khi giải thuật toán, buộc các cỗ máy hoạt động nhiều hơn. Việc dùng năng lượng hóa thạch như dầu mỏ, than đá để vận hành máy đào đang gây nhiều tác động xấu đến môi trường.
Trung Quốc, từng chiếm 70% hoạt động khai thác Bitcoin toàn cầu, đă chặn đứng việc đào tiền số từ năm 2021 do lo ngại về môi trường. Vào mùa mưa, các thợ mỏ thường tận dụng nguồn năng lượng dư thừa từ thuỷ điện ở Tứ Xuyên, Vân Nam để đào coin. Mùa khô, họ chuyển đến Tân Cương và Nội Mông - nơi có những nhà máy nhiệt than để vận hành các xưởng đào khổng lồ.
Sau khi chính quyền Bắc Kinh thẳng tay loại các hoạt động khai thác tiền số, Mỹ và Kazakhstan trở thành hai trung tâm khai thác Bitcoin lớn nhất thế giới. Hầu hết các xưởng đào dùng than đá, khí đốt và thải ra lượng lớn CO2 so với các nguồn năng lượng tái chế như thuỷ điện. Ở Mỹ, hơn một phần ba các xưởng khai thác Bitcoin phụ thuộc vào khí đốt, sau đó đến than.
Theo nghiên cứu của Vries và các đồng nghiệp, tỷ lệ khí đốt tự nhiên được dùng để khai thác Bitcoin tăng gấp đôi từ 15% lên 30% sau khi các thợ mỏ rời Trung Quốc để đến những "miền đất hứa". Cùng lúc đó, thị phần điện dùng để khai thác Bitcoin trên thế giới cũng giảm đáng kể từ 42% trong năm 2020 xuống c̣n 25% vào tháng 8/2021.
Trước đây, thợ đào Bitcoin ước tính việc khai thác sẽ xanh hơn nhờ tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo từ 40% lên 70%. Nhưng thực tế, tỷ lệ này không tăng lên mà c̣n thấp đi đáng kể. "Hồi sinh những nhà máy điện dùng nhiên liệu hóa thạch đă cũ, hết hạn sử dụng để khai thác Bitcoin là hồi chuông đáng báo động về t́nh trạng ô nhiễm môi trường", Alex de Vries kết luận.