Theo Reuters, thông tin trên đă được Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tiết lộ với đài NBC News hôm 6/3.
Hăng thông tấn Reuters (Anh) đưa tin, hôm 6/3 vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đă xác nhận việc Washington và các đồng minh châu Âu đang xem xét các lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ Nga.
Thông tin trên được đưa ra sau khi Nhà Trắng thảo luận với các ủy ban chủ chốt của Quốc hội Mỹ về kế hoạch cấm vận của nước này, Reuters cho biết.
Theo một nguồn thạo tin của Reuters, châu Âu vốn phụ thuộc nhiều vào Nga về dầu thô và khí đốt tự nhiên, tuy nhiên trong 24 giờ qua, châu lục này đă cởi mở hơn với các đề xuất cấm vận dầu mỏ Nga.
Trong khi đó, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi hôm 6/3 cũng cho biết Hạ viện đang "xem xét" luật cấm nhập khẩu dầu Nga, và Quốc hội dự định sẽ thông qua khoản viện trợ 10 tỷ USD dành cho Ukraine trong tuần này nhằm đáp trả cuộc tấn công của Nga.
Cũng theo nguồn tin của Reuters, Nhà Trắng đang trao đổi với Ủy ban Tài chính Thượng viện và Ủy ban Phương tiện và Cách thức Hạ viện Mỹ về một đề xuất cấm vận.
Mặc dù vậy, Ngoại trưởng Blinken cũng đă nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy tŕ nguồn cung dầu ổn định trên toàn cầu.
Ông Blinken đang có chuyến công du khắp châu Âu để thảo luận với các đồng minh về vấn đề phối hợp phản ứng trước hành động quân sự của Nga tại Ukraine. Ông cho biết vấn đề nhập khẩu dầu đă được Tổng thống Joe Biden cùng các thành viên trong nội các thảo luận trong ngày 5/3.
Tuần trước, giá dầu đă tăng vọt sau khi Mỹ và các đồng minh phương Tây tung ra hàng loạt đ̣n trừng phạt Nga v́ Ukraine.
Hôm 3/3, một nhóm thượng nghị sĩ lưỡng đảng của Mỹ đă đưa ra dự luật cấm vận nhập khẩu dầu Nga tại nước này. Dự luật đang được thảo luận và rất có thể sẽ trở thành một phương tiện trừng phạt trong tương lai.
Sau khi Nga có hàng loạt hành động quân sự tại Ukraine, Nhà Trắng đă áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào lĩnh vực xuất khẩu công nghệ cho các nhà máy lọc dầu của Nga và đường ống dẫn khí Nord Stream 2 - một dự án vẫn chưa được đưa vào hoạt động.
Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt vẫn chừa lại lĩnh vực nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt khí chính quyền Tổng thống Biden cân nhắc các tác động đối với thị trường dầu mỏ toàn cầu và giá năng lượng tại Mỹ.
Khi được hỏi về khả năng Mỹ đơn phương cấm vận nhập khẩu dầu Nga, ông Blinken cho biết: "Tôi sẽ không loại trừ bất cứ khả năng nào, nhưng cách tiếp cận của chúng tôi luôn bắt đầu bằng sự phối hợp với các đồng minh và đối tác".
Ngoài ra, Ngoại trưởng Mỹ cho biết Washington cũng đang cân nhắc một loạt biện pháp trừng phạt bổ sung nhằm gia tăng sức ép đối với Nga, nhưng ông không nêu chi tiết nội dung các biện pháp này.
Cho đến thời điểm hiện tại, Mỹ vẫn là nước tiêu thụ xăng nhiều nhất thế giới do người dân chủ yếu di chuyển bằng xe hơi, quăng đường di chuyển dài và nhiều khu vực có ít phương tiện công cộng. Theo Reuters, từ trước đến nay, giá xăng tăng là "liều thuốc độc chính trị" đối với các nhà lănh đạo Mỹ.
Trong ngày 6/3, giá xăng trung b́nh tại Mỹ đă tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 7/2008. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), Mỹ nhập khẩu trung b́nh hơn 20,4 triệu thùng dầu thô và tinh chế mỗi tháng vào năm 2021 từ Nga, chiếm khoảng 8% lượng nhiên liệu lỏng nhập khẩu của nước này.
VietBF @ Sưu tầm