Bệnh tai biến mạch máu não và tim mạch do tăng mỡ máu đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người dân. Đồng thời, tăng huyết áp và tăng đường huyết đi kèm với bệnh mỡ máu. Ngày càng thu hút sự quan tâm của mọi người.
Rối loạn mỡ máu là bệnh do nồng độ cholesterol hoặc triglyceride huyết thanh tăng cao vì nhiều nguyên nhân.
Lipid máu là thuật ngữ chung để chỉ các chất lipid trong máu. Bao gồm cholesterol, cholesterol lipid, triacylglycerols, phospholipid, axit béo tự do… trong đó cholesterol và triacylglycerol là thành phần chính.
Để tránh nguy cơ bị tăng mỡ máu, tắc nghẽn mạch máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, dưới đây là 3 loại rau củ được WHO cảnh báo nên ăn ít.
1. Khoai tây và các loại rau giàu tinh bột khác
Các loại rau củ như khoai tây, khoai môn có hàm lượng tinh bột cao. Tinh bột dư thừa khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành đường glucose sau một loạt quá trình, nếu không được hấp thụ hết sẽ chuyển hóa dần thành chất béo.
Lấy khoai tây làm ví dụ, hàm lượng carbohydrate (tinh bột) trong 100g khoai tây là 16,5g, khoai tây được dùng làm món ăn kèm, khi ăn nó cùng các thực phẩm chủ yếu khác trong khẩu phần ăn bình thường thì lượng carbohydrate hấp thụ trong một ngày sẽ tăng lên đáng kể và nếu điều này diễn ra lâu dài sẽ làm tăng lipid máu.
2. Rau muối chua, chẳng hạn như kim chi
Nhiều người thích ăn các loại rau ngâm chua, sau khi ngâm các loại rau này trong nước muối dễ sinh ra nitrit, ảnh hưởng lớn đến lipid máu và huyết áp.
Khi huyết áp tăng cao, thành mạch máu sẽ bị tác động theo đó sẽ làm tổn thương nội mạch, lâu ngày lòng mạch bị thu hẹp sẽ đẩy nhanh quá trình hình thành huyết khối, làm tăng lipid máu và đẩy nhanh quá trình tắc nghẽn mạch máu.
3. Rau củ có hàm lượng đường cao, chẳng hạn như bí ngô
Bí đỏ là một loại thực phẩm rất phổ biến, có thể chiên, nấu cháo hoặc làm bánh bí đỏ.
Tuy nhiên, hàm lượng đường trong bí đỏ cũng rất cao, ăn thường xuyên sẽ dẫn đến tăng hàm lượng đường trong máu, kéo theo đó là sự tích tụ của các tạp chất khác trong mạch máu gây tăng lipid máu.