Theo nghiên cứu mới được công bố, cảm giác trầm cảm và lo lắng có thể kéo dài gần 1,5 năm sau khi F0 khỏi Covid-19.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet Public Health ngày 15/3. Đây là một trong những công tŕnh đầu tiên phân tích hậu quả sức khỏe tâm thần lâu dài ở bệnh nhân Covid-19 từng nguy kịch. Các trường hợp này phải can thiệp y tế hoặc không thể rời khỏi giường bệnh ít nhất một tuần.
Nguy cơ bị trầm cảm kéo dài cao hơn
Theo NBC News, công tŕnh này xem xét tỷ lệ phổ biến của bệnh trầm cảm, lo âu, đau khổ liên quan Covid-19 và chất lượng giấc ngủ kém ở những người có và không nhiễm nCoV. Các mẫu được thu thập từ tháng 2/2020 đến tháng 8/2021.
Phân tích dựa trên gần 250.000 người dân ở Đan Mạch, Estonia, Iceland, Na Uy, Thụy Điển và Vương quốc Anh. Trong thời gian đó, khoảng 4% (9.979 người) có kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV.
Các tác giả phát hiện so với người khỏe mạnh, bệnh nhân Covid-19 có nguy cơ bị trầm cảm kéo dài hoặc khó ngủ. Các vấn đề này thuyên giảm dần sau 2 tháng. Song, nhiều trường hợp vẫn phải đối mặt di chứng về sức khỏe tâm thần lên tới 16 tháng kể từ thời điểm nhiễm virus.
Nghiên cứu mới phát hiện hậu Covid-19, F0 từng phải nằm viện điều trị hoặc bệnh nặng có nguy cơ bị trầm cảm, lo âu cao và kéo dài tới 16 tháng. Ảnh: Yahoo.
Nhóm chuyên gia cũng nhận thấy gánh nặng sức khỏe tâm thần không tương đồng ở các F0. “Thời gian nằm điều trị, mức độ của bệnh là yếu tố chính tác động tới sức khỏe tâm thần của những người này và quyết định t́nh trạng nhẹ hay nặng”, GS Unnur Anna Valdimarsdóttir, Đại học Iceland, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ mang tính chất quan sát. GS Valdimarsdóttir và các cộng sự nhấn mạnh họ không xác định được mối liên hệ chính xác giữa t́nh trạng Covid-19 nghiêm trọng và ảnh hưởng sức khỏe tâm thần lâu dài.
Đa số F0 chuyển nặng đều bị ảnh hưởng
Đây là phát hiện quan trọng thứ hai mà nhóm tác giả đưa ra trong nghiên cứu. Những F0 phải nằm liệt giường từ 7 ngày trở lên có tỷ lệ trầm cảm, lo lắng cao hơn nhóm bệnh nhân c̣n lại.
Ngoài ra, hầu hết triệu chứng sức khỏe tâm thần ở F0 khỏi bệnh giảm dần, song, riêng các trường hợp nghiêm trọng phải đối mặt t́nh trạng này tới 16 tháng. Những người nằm liệt giường từ 7 ngày trở lên cũng có nguy cơ bị trầm cảm, lo lắng cao hơn 50-60% so với nhóm không mắc Covid-19.
Đồng tác giả Ingibjörg Magnúsdóttir, Đại học Iceland, nhấn mạnh nhiều yếu tố có thể tác động vấn đề này. Việc cách ly xă hội v́ phải nằm điều trị bệnh ít nhất một tuần có thể góp phần dẫn tới cảm giác trầm cảm, lo lắng, mệt mỏi kéo dài.
Ngoài ra, các dấu hiệu chung của di chứng Covid-19 thường kéo dài ít nhất 3 tháng với triệu chứng mệt mỏi nhiều, khó nhận thức, chú ư và giảm khả năng làm các công việc hàng ngày cũng tác động không nhỏ. “Có thể nhóm bệnh nhân này vẫn đang trải qua các triệu chứng hậu Covid-19 và thúc đẩy những ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần hoặc ngược lại”, vị chuyên gia nhấn mạnh.
Bà cũng nói thêm phản ứng viêm ở F0 thể nặng có thể góp phần khiến các triệu chứng sức khỏe tâm thần dai dẳng hơn. Điều này cũng giải thích các F0 thể nhẹ trong nghiên cứu ít bị trầm cảm, lo lắng.
T́nh trạng viêm liên tục do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức cũng liên quan các triệu chứng trầm cảm sau khi ốm và có thể là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm cơ năo Myalgic (ME) hoặc hội chứng mệt mỏi mạn tính.
Trên thực tế, các F0 thể nhẹ ít có nguy cơ gặp trầm cảm, lo lắng hơn 17-23%. Kết quả này vẫn đúng ngay cả khi nhóm tác giả điều chỉnh các yếu tố như bệnh tâm thần trước đó, tuổi tác, chỉ số khối (BMI)... Giả thuyết đưa ra là việc hồi phục sau một đợt mắc bệnh nhẹ mang lại cảm giác nhẹ nhơm. Dù vậy, những người không bị nhiễm virus vẫn lo lắng về điều có thể xảy ra nếu họ mắc bệnh.
Nhiều nghiên cứu đă chỉ ra ảnh hưởng của Covid-19 tới sức khỏe tâm thần sau khi người mắc khỏi bệnh. Ảnh: The Independent.
Tuy nhiên, kết quả trên khá trái ngược với một nghiên cứu trước đó được công bố trên tạp chí British Medical Journal -BMJ của nhóm chuyên gia Đại học Washington, Mỹ. Công tŕnh này cho thấy người mắc Covid-19 có nguy cơ bị chẩn đoán trầm cảm cao hơn 39%, tâm lư lo lắng cao hơn 35% so với nhóm không bị nhiễm virus. F0 c̣n có khả năng mắc các chứng căng thẳng, rối loạn tâm lư cao hơn 38%, rối loạn giấc ngủ cao hơn 41%.
Theo New York Times, các tác giả đă phân tích hồ sơ y tế của gần 154.000 người mắc Covid-19 trong hệ thống Quản lư Y tế Cựu chiến binh tại Mỹ, trải nghiệm của họ sau khi hồi phục và so sánh với nhóm không bị nhiễm bệnh.
Sau khi khỏi Covid-19, tỷ lệ người bệnh phải dùng thuốc trầm cảm theo chỉ định tăng 55%, thuốc chống lo âu tăng 65%. Nh́n chung, hơn 18% bệnh nhân Covid-19 gặp phải ít nhất một vấn đề về tâm lư, thần kinh trong một năm sau khi khỏi. Con số này cao hơn nhóm không mắc Covid-19 60%.
Điều đặc biệt ở nghiên cứu này đó là ngay cả những người bị bệnh nhẹ cũng có nguy cơ cao tương tự.
Theo GS Ziyad Al-Aly, Đại học Washington, Mỹ, tác giả chính của nghiên cứu, nhiều người cho rằng F0 bị trầm cảm v́ họ lo lắng khi rơi vào trạng thái bệnh nặng, nguy kịch hay thời gian dài trong pḥng chăm sóc đặc biệt. Song, hiện tượng này không chỉ dừng lại ở đó. Nó c̣n tác động cả với nhóm bệnh nhẹ, không phải nhập viện.