Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM vẫn đang tiếp cục củng cố hồ sơ, lấy lời khai. Mở rộng điều tra vụ án lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước. Quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đối với bị can Nguyễn Phương Hằng.
Trước đó, bị can Hằng đã bị Cơ quan CSĐT Công an TP HCM bắt tạm giam ba tháng đồng thời khám xét nơi ở để điều tra theo quy định.
Bị can Hằng trước khi chưa bị bắt đã tổ chức nhiều buổi livestream gọi tên nhiều người, dùng những ngôn từ thô thiển, nhục mạ họ.
Những nạn nhân của bị can Hằng đã yêu cầu Công an TP.HCM, Công an tỉnh Bình Dương xử lý hình sự tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; xử lý bà hành vi vu khống; làm nhục người khác, đe dọa giết người…
Trong thời gian này, cơ quan CSĐT Công an TP.HCM thường xuyên theo dõi, củng cố tài liệu chứng có liên quan đến hành vi của bà Hằng.
Việc bà Hằng thường xuyên xuất hiện, tung các thông tin gây náo loạn xã hội đã bị một số người chống đối lợi dụng.
Hiện nay, bước đầu xác minh bị can Nguyễn Phương Hằng đã sử dụng 12 kênh trên mạng xã hội để xúc phạm, xuyên tạc, nhục mạ người khác.
Thực tế, các buổi livestream của bà Hằng thu hút đông đảo người xem, nhiều tài khoản mạng xã hội cũng bình luận, chia sẻ với thái độ ủng hộ, xúc phạm đến cá nhân, gia đình các nhà báo, nghệ sĩ...
Bên cạnh đó, theo sát bị can Hằng là đội ngũ các YouTuber. Họ sản xuất các nội dung trên mạng xã hội để ăn theo, xúc phạm, bôi nhọ một số người mà bị can Hằng nêu tên.
Từ khi bị can Hằng có hành vi livestream, xúc phạm các cá nhân, các cơ quan chức năng đã mời lên nhắc nhở, khuyến cáo (ít nhất bốn lần). Tuy nhiên, bị can Hằng né tránh, tỏ thái độ thách thức, không chấp hành khuyến cáo, phân tích của các cơ quan chức năng.
Trước đó, tháng 4-2021, bị can Hằng đã bị thanh tra Sở TT&TT TP.HCM xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng vì đưa thông tin sai sự thật, xúc phạm danh dự, uy tín của UBND tỉnh Bình Thuận và chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận.