Chuyện ngoại t́nh với anh rể của Khánh Ngọc đă khiến báo chí thời đó tốn nhiều giấy mực.
Mỹ nhân sở hữu vẻ đẹp bốc lửa
Khánh Ngọc tên thật là Hàn Thị Lan Nam, sinh năm 1936 tại Hà Nội, là người lai gốc Hoa, với mẹ là người Việt.
Thuở nhỏ, Khánh Ngọc theo học trường người Hoa, đến trung học th́ chuyển qua học trường Pháp và sớm được tiếp cận văn hóa Tây phương.
Năm 1951, Khánh theo gia đ́nh vào miền Nam và được học nhạc với nhiều nhạc sĩ đ́nh đám lúc bấy giờ.
Nhờ đó, Khánh Ngọc có cơ hội đi hát từ rất sớm. Bà bắt đầu sự nghiệp ca hát ở đài phát thanh với nghệ danh Khánh Ngọc, rồi đi khắp ba miền biểu diễn.
Năm 1952, Khánh Ngọc tham gia ban Gió Nam - ca đoàn gồm chị em Thái Thanh, Thái Hằng, nhạc sĩ Hoài Trung, Hoài Bắc và Phạm Duy. Sau này, ban Gió Nam đổi thành ban hợp ca Thăng Long.
Dù có sự hiện diện của Thái Thanh nhưng nhờ nhan sắc lộng lẫy, Khánh Ngọc sớm vươn lên làm giọng ca chính của ban Thăng Long, bắt đầu đi thu đĩa và chụp h́nh quảng cáo. Ở thời đỉnh cao, Khánh Ngọc là một tên tuổi lớn, thường xuyên được báo giới và dư luận săn đón.
Khánh Ngọc
Tại các đại nhạc hội và vũ trường, Khánh Ngọc là giọng ca được ưa chuộng nhất trong ban nhạc. Tên tuổi và sức hút của bà đă đưa ban nhạc lên đứng đầu thị trường âm nhạc miền Nam trong thập niên 1950.
Khánh Ngọc và ban Thăng Long được ví là cơn gió lạ thổi vào tân nhạc Sài G̣n bởi lối biểu diễn hoàn toàn mới và cực ḱ điêu luyện vào thời điểm đó.
Không chỉ nổi tiếng trên sân khấu, Khánh Ngọc c̣n được chú ư ở cả mặt diễn xuất và là một trong những minh tinh điện ảnh được yêu thích thời bấy giờ. Năm 1955, một đoàn làm phim Philipines sang Việt Nam để thực hiện một dự án phim.
Vị đạo diễn người nước ngoài khi ấy có cơ hội xem Khánh Ngọc diễn nhạc cảnh. Ngay lập tức, Khánh Ngọc đă lọt vào mắt xanh của vị đạo diễn khó tính nhờ sắc đẹp lôi cuốn cùng lối diễn xuất tự nhiên.
Không chần chừ, đạo diễn nước ngoài đă giao cho Khánh Ngọc vai nữ chính. Thái Hằng, Thái Thanh và Phạm Duy cũng góp mặt. Vai diễn này bất ngờ đem lại cho bà giải thưởng tại Đại hội điện ảnh Manila vào năm 1956.
Sau đó, Khánh Ngọc tiếp tục tham gia một số phim điện ảnh và diễn chung với cả tài tử Lê Quỳnh (chồng danh ca Thái Thanh).
Khánh Ngọc là một trong những ca sĩ hiếm hoi nổi tiếng nhờ cả giọng hát lẫn nhan sắc. Bà sở hữu thân h́nh bốc lửa, sexy cùng lối ăn mặc táo bạo thời bấy giờ. Gương mặt Khánh Ngọc đẹp kiều diễm, kiêu sa cùng nụ cười tỏa nắng, ánh mắt hút hồn, khiến bao người đàn ông phải si mê.
Đương thời, Khánh Ngọc được mệnh danh là "ca sĩ ngọn núi lửa" (volcano mountains) v́ vẻ đẹp quá phồn thực.
Mối t́nh vụng trộm với anh rể
Sau một thời gian hoạt động cùng ban Thăng Long, Khánh Ngọc nên duyên và kết hôn với nhạc sĩ Phạm Đ́nh Chương (em trai của ca sĩ Thái Hằng, tức em vợ nhạc sĩ Phạm Duy, đồng thời cũng là anh trai danh ca Thái Thanh). Cả hai có với nhau một con trai.
Trong gia đ́nh, Khánh Ngọc phải gọi Phạm Duy là anh rể. V́ Khánh Ngọc quá đẹp và Phạm Duy lại quá phóng khoáng nên cả hai đă tự t́m đến với nhau chỉ một thời gian không lâu sau khi Khánh Ngọc sinh con trai.
Phạm Duy dù biết Khánh Ngọc là em dâu của vợ ḿnh nhưng không thể ḱm ḷng trước vẻ đẹp mê hoặc. Ngược lại, Khánh Ngọc dù biết Phạm Duy là anh rể của chồng nhưng cũng khó cưỡng lại sự tài hoa trong âm nhạc. V́ vậy, cả hai đă nảy sinh mối t́nh vụng trộm.
Trước đó, nhạc sĩ Phạm Đ́nh Chương có nghe phong phanh một số đồn thổi về mối quan hệ bất chính giữa Khánh Ngọc và Phạm Duy nhưng v́ ḷng yêu thương hết mực cho gia đ́nh, vợ con nên ông bỏ ngoài tai mọi tin đồn.
Nhưng sóng gió bất ngờ ập đến khi chị ông là Thái Hằng đă bắt tại trận cuộc hẹn ḥ giữa Khánh Ngọc và Phạm Duy chồng bà tại quán chè ở Nhà Bè – Gia Định.
Cuộc bắt ghen này bỗng chốc nổi đ́nh đám, gây xôn xao dư luận, khiến báo chí tốn không ít giấy mực. Từ khóa "ăn chè Nhà Bè" trở thành "hashtag" hot nhất trong công chúng lúc bấy giờ, khiến ai cũng truyền tai nhau. Nhiều người c̣n dè bỉu v́ cho đó là mối t́nh loạn luân, không thể chấp nhận.
Về phía ḿnh, nhạc sĩ Phạm Đ́nh Chương bỗng rơi vào hố sâu tuyệt vọng. Ông bị hàng trăm tin đồn bủa vây dù không liên quan. Mỗi bài báo như một nhát dao cứa vào tim vị nhạc sĩ si t́nh.
Ngay sau đó, Phạm Đ́nh Chương viết đơn ly hôn và giành được quyền nuôi con trai. Sau biến cố này, Phạm Đ́nh Chương đau khổ tột cùng, không c̣n toàn tâm toàn trí đi biểu diễn.
Ông quay về sống đơn độc và không giao thiệp với bên ngoài. Cũng trong khoảng thời gian đó, ông tập trung cho sáng tác và cho ra đời những bản t́nh ca bất hủ để nói về cuộc t́nh đau thương, đầy nước mắt như: Đêm cuối cùng, Người đi qua đời tôi, Khi cuộc t́nh đă chết, Thuở ban đầu, Khi tôi chết hăy đem tôi ra biển…
Vào một đêm mưa gió, Phạm Đ́nh Chương bất ngờ gặp lại Khánh Ngọc tại một buổi diễn ca nhạc. V́ chung t́nh nên Phạm Đ́nh Chương xuống nước trước và có ư mời vợ cũ về nhà nhưng Khánh Ngọc từ chối thẳng thừng và đi mất.
V́ quá đau khổ nên ngay trong đêm đó, Phạm Đ́nh Chương đă sáng tác ca khúc Nửa hồn thương đau, sau này trở thành bất hủ qua tiếng hát Thái Thanh.
Khánh Ngọc sau đó không c̣n gặp lại Phạm Đ́nh Chương. Bà sang Mỹ học điện ảnh và trau dồi thêm thanh nhạc tại trường Pasadena Playhouse College. Trong thời gian ấy, tên tuổi của bà vẫn liên tục được báo chí nhắc đến.
Sau này, Khánh Ngọc ít xuất hiện trước công chúng. Bà lập gia đ́nh mới rồi mở quán ăn tại Mỹ, từ bỏ con đường nghệ thuật.
Khánh Ngọc qua đời vào tháng 5 năm 2021 tại Mỹ, hưởng thọ 85 tuổi.