Theo như giới lănh đạo chóp bu Việt Nam đă có mối liên hệ chặt chẽ với Nga ngay từ những ngày đầu tiên của phong trào cộng sản, thời thập niên 1920, trong suốt những năm chiến tranh và tiếp tục cho đến ngày nay, khiến sau khi cuộc xâm lược Ukraine của Nga đă cho thấy trong các khía cạnh chính, chính sách đối ngoại của Việt Nam gần với Trung Quốc hơn là với các thành viên khác trong khối ASEAN.
Trong cuộc bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đă làm giống Trung Quốc khi từ chối chỉ trích các hành động của Nga, khác với hầu hết các thành viên khác của ASEAN.
Đă có ba cuộc bỏ phiếu lớn về Ukraine tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA) kể từ khi Nga tiến hành xâm lược.
Lần đầu tiên là nhằm lên án cuộc xâm lược; Việt Nam đă bỏ phiếu trắng. Lần thứ hai là yêu cầu bảo vệ dân thường; Việt Nam lại bỏ phiếu trắng. Lần thứ ba, vào ngày 7/4, là trục xuất Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc; Việt Nam bỏ phiếu chống.
Quan điểm của Việt Nam trong mỗi lần biểu quyết này giống hệt như Trung Quốc và Lào. Ngược lại, các thành viên ASEAN khác là Brunei, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan, đều đă biểu quyết khác với Việt Nam và Lào trong cả ba lần. (Lá phiếu của Myanmar tại Liên Hiệp Quốc vẫn do chính phủ trước đó đưa ra, cho nên không được tính ở đây.)
Duy tŕ sự cân bằng
Các quốc gia bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc thể hiện nhiều thái độ đối với cuộc xâm lược của Nga.
Có một nhóm gồm bốn quốc gia 'chơi rắn', là Belarus, Eritrea, Bắc Hàn và Syria.
Các nước này ủng hộ Moscow trong cả ba cuộc bỏ phiếu của LHQ. Cả bốn nước đều không có nhu cầu phải giữ cân bằng giữa việc ủng hộ Nga với những tính toán khác. Họ đă phải chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây v́ phổ biến vũ khí, vi phạm nhân quyền và đe dọa các quốc gia láng giềng. Nói cách khác, họ không có ǵ để mất khi ủng hộ Nga.
Người biểu t́nh tại Anh phản đối việc lính Nga có những hành động tàn bạo với dân thường tại Ukraine
Thế nhưng Việt Nam có những thứ để mất khi công khai ủng hộ Nga theo cách tương tự.
Giới lănh đạo Việt Nam đă có mối liên hệ chặt chẽ với Nga ngay từ những ngày đầu tiên của phong trào cộng sản, thời thập niên 1920, trong suốt những năm chiến tranh và tiếp tục cho đến ngày nay.
Tuy nhiên, sự thịnh vượng kinh tế của Việt Nam cũng phụ thuộc vào mối quan hệ tốt đẹp với Châu Âu và Hoa Kỳ. Do đó, việc bỏ phiếu của nước này đối với Ukraine khá khác biệt so với các nước 'thân Nga'.
Thay vào đó, cách Việt Nam biểu quyết về ba Nghị quyết Ukraine tại UNGA đă cố gắng đi theo một đường lối ôn ḥa hơn. Các phiếu bầu của Hà Nội giống hệt với 15 quốc gia khác, gồm 6 ở châu Phi (Algeria, Burundi, Cộng ḥa Trung Phi, Congo, Mali và Zimbabwe), 6 ở châu Á (Trung Quốc, Iran, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Lào và Tajikistan), và 3 ở châu Mỹ (Bolivia, Cuba và Nicaragua). Các nước này không phải là một nhóm có phối hợp với nhau về đường lối ngoại giao, nhưng có một số điểm chung.
Cả 16 quốc gia này thân thiện với Nga nhưng bị hạn chế bởi các yếu tố khác. Tất cả đều tránh né việc chỉ trích trực tiếp Moscow. Trong cuộc bỏ phiếu lần thứ hai của UNGA về Ukraine, tất cả đều bỏ phiếu trắng.
Mặc dù Nghị quyết đó chỉ nói về việc bảo vệ dân thường và cơ sở hạ tầng dân sự, nhưng nó đă chỉ đích danh Nga là kẻ xâm lược Ukraine. Đó là mức lên án mà Việt Nam và các nước khác thấy là quá mạnh. Tuy nhiên, thay v́ phản đối hoàn toàn, họ bỏ phiếu trắng.
Điều thú vị là, trong cùng phiên họp đó, UNGA cũng đă bỏ phiếu về một phiên bản khác của nghị quyết, trong đó hoàn toàn không nêu tên Nga.
Phiên bản đó đă được hỗ trợ bởi 50 quốc gia, bao gồm Nga, Trung Quốc, Lào và Cuba. Lẽ ra về mặt chính trị, Việt Nam dễ dàng ủng hộ nghị quyết này, nhưng kỳ lạ thay, phái đoàn Việt Nam tại LHQ lại không hề biểu quyết, thậm chí không hề bỏ phiếu trắng.
Không rơ đây là một sự nhầm lẫn, hay là phái đoàn cố t́nh rời khỏi pḥng để tránh phải đưa ra lựa chọn của ḿnh.
Trong số 16 quốc gia "thân thiện với Nga", trên thực tế hầu hết đều là các quốc gia độc đảng. Tất cả các nước này đều bị quốc tế chỉ trích về hồ sơ nhân quyền trong nước và đều bác bỏ sự can thiệp từ bên ngoài vào công việc nội bộ của họ. Việt Nam cũng không khác ǵ.
Trong cuộc bỏ phiếu thứ ba, Việt Nam là một trong 24 nước biểu quyết phản đối việc đ́nh chỉ tư cách thành viên của Nga trong Hội đồng Nhân quyền LHQ
Cuộc bỏ phiếu thứ ba tại UNGA, về việc đ́nh chỉ Nga khỏi tư cách thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, có kết quả sát sao hơn nhiều so với các cuộc bỏ phiếu trước đó.
Chỉ 93 trong số 193 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc ủng hộ nghị quyết. Việt Nam là một trong 24 quốc gia bỏ phiếu chống, bên cạnh bốn quốc gia "ủng hộ Nga" và 16 quốc gia "thân thiện với Nga".
Đại sứ Việt Nam Đặng Hoàng Giang phát biểu phản đối nghị quyết này, khẳng định rằng thông tin gần đây về thương vong dân sự ở Ukraine "cần được xác nhận một cách minh bạch với các bên liên quan." Theo quan điểm của Việt Nam th́ "cách duy nhất để tiến về phía trước là tiếp tục đối thoại nhằm đạt các giải pháp lâu dài", ông nói.
Danh sách đầy đủ kết quả biểu quyết của các nước trong lần bỏ phiếu thứ ba tại ĐHĐ LHQ về việc đ́nh chỉ tư cách thành viên của Nga tại Hội đồng Nhân quyền. Xanh: đồng ư, Đỏ: phản đối, Vàng: bỏ phiếu trắng
Các nước phi dân chủ như Việt Nam và Trung Quốc từ lâu đă t́m cách làm giảm hiệu quả của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Trong quá khứ, Hội đồng đă nêu lên t́nh trạng lạm dụng mà chính phủ các nước này áp dụng để đàn áp trong nước.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số quốc gia độc tài đă được bầu vào Hội đồng.
Vào năm 2020, có Trung Quốc, Nga và Cuba được bầu. Venezuela được bầu vào năm 2019. Việt Nam đă tuyên bố ứng cử vào Hội đồng vào năm tới. Có vẻ hợp lư khi Việt Nam sẽ phản đối nguyên tắc các quốc gia có thể bị đ́nh chỉ khỏi Hội đồng dựa theo kết quả bỏ phiếu tại UNGA.
Một phần khác của bức tranh là t́nh h́nh kinh tế.
Tuy thương mại của Việt Nam với Nga ít hơn nhiều so với thương mại của Việt Nam với Trung Quốc, Hoa Kỳ hoặc Liên minh Châu Âu, nhưng nó lại tập trung vào các lĩnh vực chiến lược.
Nga cung cấp phần lớn lượng vũ khí nhập khẩu của Việt Nam và các nhà đầu tư Nga đóng vai tṛ quan trọng đối với lĩnh vực dầu khí của Việt Nam. An ninh của Việt Nam phụ thuộc vào cả nguồn cung cấp vũ khí liên tục của Nga và ḍng dầu liên tục được bơm bởi các công ty Nga.
Việt Nam và các thành viên khác 'thân thiện với Nga' trong Liên Hiệp Quốc phải cân bằng quan hệ với nhiều quốc gia đồng thời bảo vệ lợi ích của chính họ - hoặc ít nhất là lợi ích của các cấp lănh đạo chính trị của họ.
Giới lănh đạo Việt Nam biết rằng nếu họ phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng chính trị nào đó trong tương lai, Nga sẽ ủng hộ họ trước áp lực dân chủ hóa của phương Tây.
Sự trung thành đó từ Moscow cần phải được đánh đổi bằng sự trung thành to lớn từ Hà Nội.