CIA thừa nhận rằng. Mỹ chia sẻ thông tin t́nh báo về Nga với Ukraine trước và trong chiến sự. Đánh dấu sự mở rộng đáng kể can dự của Washington.
"Chúng tôi đă cam kết chia sẻ thông tin t́nh báo nhanh chóng và hiệu quả với các đối tác Ukraine trong suốt cuộc giao tranh và nhiều tháng trước đó", Giám đốc Cơ quan T́nh báo Trung ương Mỹ (CIA) William Burns hôm 14/4 cho hay.
Theo ông Burns, quan trọng là phải công khai thông tin t́nh báo trước khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine v́ "chúng tôi có bằng chứng rơ ràng Nga cố quy trách nhiệm cho phía Ukraine để kích động xung đột". Ông cũng cho rằng chiến sự Ukraien có thể kéo dài và Tổng thống Nga Putin muốn khôi phục tầm vóc quốc gia trên thế giới.
Tuyên bố của người đứng đầu CIA được đưa ra sau khi một quan chức t́nh báo Mỹ nói rằng Washington đang mở rộng thông tin t́nh báo về Nga mà họ chia sẻ với các lực lượng Ukraine. Động thái này đă diễn ra trong vài ngày qua.
"Khi xung đột diễn tiến, chúng tôi tiếp tục điều chỉnh để đảm bảo có thể linh hoạt chia sẻ thông tin t́nh báo chi tiết, kịp thời với Ukraine", quan chức này cho hay. "Chia sẻ thông tin t́nh báo kịp thời nhằm giúp Ukraine tự vệ trên khắp đất nước của họ, bao gồm cả những khu vực do Nga kiểm soát trước khi chiến sự xảy ra".
Một quan chức Mỹ giấu tên khác cho biết chính quyền đang "cung cấp thông tin t́nh báo chi tiết, kịp thời cho người Ukraine trên nhiều mặt trận".
Các nghị sĩ Cộng ḥa thuộc Ủy ban T́nh báo Thượng viện đầu tuần này gửi thư thúc giục Giám đốc T́nh báo Quốc gia Avril Haines "chủ động chia sẻ thông tin t́nh báo với người Ukraine để giúp họ bảo vệ, pḥng thủ và chiếm lại từng tấc đất, bao gồm Crimea và Donbass". Các nghị sĩ Dân chủ không kư tên trong thư, phản ánh sự chia rẽ rơ ràng về quan điểm của các nhà lập pháp.
Từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine cuối tháng 2, chính quyền Tổng thống Joe Biden đă thực hiện nhiều thay đổi đối với chỉ thị tuyệt mật, trong đó quy định những ǵ Mỹ phải chia sẻ với Ukraine. Phần lớn những ǵ Mỹ thu thập được đều được chia sẻ, một số th́ không. Quyết định chia sẻ hay không phụ thuộc vào việc bảo vệ các nguồn tin và phương pháp t́nh báo, nhưng cũng cố gắng hạn chế nguy cơ leo thang với Nga, quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.
Nhà Trắng tuần trước cho biết đă cung cấp hơn 1,7 tỷ USD hỗ trợ an ninh cho Ukraine từ khi chiến sự xảy ra. Các lô vũ khí cung cấp cho Ukraine bao gồm tên lửa pḥng không Stinger và tên lửa chống tăng Javelin, cùng nhiều đạn dược và áo giáp.
Tổng thống Biden hôm 13/4 thông báo Lầu Năm Góc sẽ gửi 800 triệu USD viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine, bao gồm pháo, xe bọc thép và máy bay trực thăng. "Quân đội Ukraine đă sử dụng vũ khí mà chúng tôi đang cung cấp", ông Biden nói sau cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. "Khi Nga chuẩn bị tăng cường tấn công ở khu vực Donbass, Mỹ sẽ tiếp tục cung cấp cho Ukraine năng lực tự vệ".
Sau hơn một tháng rưỡi mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Nga rút quân khỏi khu vực quanh thủ đô Kiev và thành phố Chernihiv để tập trung vào vùng Donbass, miền đông Ukraine. Giới chuyên gia đánh giá trong những trận đánh tới đây ở miền đông, lực lượng vũ trang Ukraine sẽ phải đối mặt diện với điều kiện và h́nh thái chiến đấu hoàn toàn khác so với giai đoạn chiến sự đầu tiên.
Trong bối cảnh này, Kiev đă thúc giục các nước phương Tây tăng cường hỗ trợ vũ khí hạng nặng, đặc biệt là tiêm kích, xe tăng và tên lửa pḥng không cho Ukraine. Tổng thống Ukraine cảnh báo rằng Nga có thể tiến hành một chiến dịch quân sự quy mô lớn trong tuần này.