Bưởi là loại quả được nhiều người yêu thích và có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ăn bưởi sai cách nó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.
Chứa nhiều thành phần bổ dưỡng: Bưởi chứa nhiều vitamin C, vitamin B6, kali, magiê, và chất xơ. Dù các loại vi chất kể trên không phải là một yếu tố dinh dưỡng khổng lồ, nhưng trong quả bưởi cũng chứa hàm lượng rất cao, đủ cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể bạn.
Tốt cho tiêu hóa: Bưởi có chứa hàm lượng chất xơ cao nên rất tốt đối với nhu động ruột. Những người thường xuyên gặp các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, ăn bưởi sẽ giúp bạn khắc phụcđiều này.
Điều ḥa huyết áp: Bưởi có chứa một lượng kali cao giúp thư giăn các mạch máu và thúc đẩy sự lưu thông máu dễ dàng. Không những thế, kali c̣n là 1 tác nhân tuyệt vời để giảm căng thẳng trong hệ tuần hoàn của bạn giúp máu và tim hoạt động tối ưu, giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
Tăng cường hệ miễn dịch: Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi do thời tiết, hăy thử ăn một quả bưởi và cảm nhận sự thay đổi của cơ thể. Ngoài ra, vitamin C mà bạn hấp thu được từ bưởi giúp duy tŕ hệ miễn dịch cơ thể bạn khỏe mạnh. Các nhà dinh dưỡng học khẳng định quả bưởi cung cấp khoảng 600% nhu cầu vitamin C hàng ngày của cơ thể. Lượng vitamin C này có thể giúp bạn tránh được cảm lạnh, sốt, nhiễm trùng và các chứng bệnh khác.
Củng cố xương cốt: Kali là một trong những chất giúp xương chắc khỏe hơn. Chính v́ thế, nếu muốn tránh loăng xương trong tương lai th́ bạn hăy bổ sung thêm bưởi vào khẩu phần ăn hàng ngày của ḿnh.
Những lưu ư “vàng” khi ăn bưởi:
Ăn bưởi khi đang đau bụng: Theo Đông Y bưởi có tính lạnh, nếu ăn vào khi đang bị tiêu chảy hay đường tiêu hóa kém sẽ khiến bệnh càng trầm trọng hơn. Những người bị nhiệt hay dùng bưởi để hạ nhiệt nếu dùng quá mức cũng gây nên tác dụng phụ là đau bụng.
Ăn bưởi khi đói: Bưởi là loại quả có tác dụng giảm cân hiệu quả. Chính v́ thế nhiều người chọn bưởi làm điểm tâm cho mỗi bữa sáng hoặc ăn bất cứ khi nào đói để hạn chế ăn những đồ ăn gây béo. Tuy nhiên, trong bưởi có chất acid citric rất cao (khoảng 14-15%), chất này có thể sẽ làm tổn hại cho dạ dày. Cho nên bạn chỉ nên ăn bưởi sau khi ăn cơm để các hoạt động tiêu hóa được dễ dàng hơn, đồng thời cũng cải thiện t́nh trạng cholesterol cao của cơ thể.
Ăn bưởi sau khi uống rượu, hút thuốc: Bạn nên biết rằng trong nước bưởi có chứa chất Pyranocoumarin làm tăng cường chuyển hóa cytochromes P450 (men ruột) gây nên những tác dụng như: Làm tăng độc tính của thuốc lá, nicotin và ethanol, gây hại cho sức khỏe. V́ vậy không nên ăn bưởi sau khi dùng rượu bia, thuốc lá mà chỉ nên ăn sau 48 giờ.
Ăn bưởi khi đang uống thuốc: Những người có lượng mỡ trong máu cao, nếu dùng một cốc nước ép bưởi để uống một viên thuốc giảm béo th́ có thể dẫn đến hiện tượng đau cơ, thậm chí là dẫn đến bệnh về thận. Hay một số bệnh nhân trong thời kỳ sử dụng thuốc chống dị ứng nhất định, nếu ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi, nhẹ th́ có thể gây ra đau đầu, tim đập mạnh, loạn nhịp tim… nghiêm trọng có thể dẫn đến đột tử.