Những người mắc các bệnh lư gan như xơ gan, sẹo gan hoặc gặp phải các t́nh trạng tổn thương gan do virus có nguy cơ cao bị hôn mê gan.
Vừa qua, một bệnh nhi 7 tuổi (Cà Mau) nhập viện Nhi Đồng 1 TP HCM trong t́nh trạng men gan tăng cao hơn 10 lần so với b́nh thường. Bệnh nhi vàng da, hôn mê sâu, gan to kèm men gan tiếp tục tăng cao, có lúc cao gấp 100 lần b́nh thường. Theo các bác sĩ, t́nh trạng của bé được gọi là hôn mê gan.
Theo tờ Healthline hôn mê gan (bệnh năo gan) là t́nh trạng suy giảm chức năng năo xảy ra do bệnh gan tiến triển nặng. Hôn mê gan xảy ra khi gan của một người không thể loại bỏ hết các chất độc ra khỏi máu, gây ra sự tích tụ độc tố trong máu và dẫn đến tổn thương năo. Hôn mê gan được chia làm nhiều loại, có thể là hôn mê gan cấp tính hoặc mạn tính. Hôn mê gan cấp tính phát triển do bệnh gan nặng xảy ra ở những người có các t́nh trạng như:
Viêm gan siêu vi tối cấp cấp tính là một loại viêm gan siêu vi nghiêm trọng xảy ra đột ngột.
Viêm gan nhiễm độc do tiếp xúc với rượu, hóa chất, thuốc hoặc chất bổ sung.
Hội chứng Reye là t́nh trạng hiếm gặp và nghiêm trọng này chủ yếu gặp ở trẻ em. T́nh trạng này thường gây sưng, viêm gan và ảnh hưởng đến năo đột ngột.
Suy gan cấp giai đoạn cuối cũng gây nên các vấn đề liên quan đến hôn mê gan.
Hôn mê gan cũng có thể mạn tính. Những người mắc phải t́nh trạng này thường tái phát nhiều đợt hôn mê trong suốt cuộc đời. Hôn mê gan tái phát thường thấy ở những người bị xơ gan nặng hoặc có sẹo ở gan.
Triệu chứng của hôn mê gan khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên tổn thương gan. Các triệu chứng và dấu hiệu của hôn mê gan bao gồm bối rối, hay quên và thậm chí quên đi mọi thứ, cảm thấy lo lắng hoặc phấn khích, nhận thấy sự thay đổi đột ngột trong tính cách và hành vi, không cảm thấy hứng thú với mọi thứ, trở nên cáu kỉnh, tập trung kém... Triệu chứng trở nặng của hôn mê gan kèm theo hoang mang, lo ngại, co giật, thay đổi tính cách nghiêm trọng, run tay...
Nguyên nhân chính xác của bệnh hôn mê gan vẫn chưa được xác định rơ. Tuy nhiên, hôn mê gan thường được kích hoạt bởi sự tích tụ các chất độc trong máu. Điều này xảy ra khi gan không phân hủy được chất độc đúng cách.
Gan có nhiệm vụ loại bỏ các hóa chất độc hại như amoniac khỏi cơ thể. Những chất độc này c̣n sót lại khi protein được chuyển hóa hoặc phân hủy để sử dụng cho các cơ quan khác nhau trong cơ thể. Thận thay đổi các chất độc này thành các chất an toàn hơn, sau đó được loại bỏ qua đường tiểu tiện. Gan bị tổn thương nên không thể lọc hết các chất độc. Khi đó, độc tố tích tụ trong máu và có khả năng xâm nhập vào năo, sự tích tụ chất độc cũng có thể làm hỏng các cơ quan và dây thần kinh khác.
Hôn mê gan c̣n bị kích hoạt bởi các t́nh trạng nhiễm trùng như viêm phổi, các bệnh về thận, mất nước, thiếu oxy hoặc mức oxy thấp, phẫu thuật hoặc chấn thương, thuốc ức chế hệ thống miễn dịch, ăn quá nhiều protein... Hôn mê gan có thể gây ra các biến chứng không thể khắc phục như thoái vị năo, sưng năo, suy nội tạng.
Để ngăn ngừa hôn mê gan, các chuyên gia y tế khuyên đầu tiên phải pḥng tránh các bệnh lư liên quan đến gan, giảm nguy cơ mắc bệnh gan bằng cách tránh uống rượu hoặc uống có chừng mực, tránh thức ăn giàu chất béo, duy tŕ cân nặng hợp lư, không dùng chung kim tiêm bị ô nhiễm.
Để tránh bị viêm gan do virus, mọi người cần rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh hoặc thay tă, không dùng chung kim tiêm bị ô nhiễm, tránh tiếp xúc gần với những người được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan virus, tiêm pḥng vaccine ngừa viêm gan A và viêm gan B.
|