Người bị trào ngược axit dạ dày có thể chọn nước lọc, trà thảo mộc, nước dừa; tránh nước ép, sinh tố từ cam, quưt, đồ uống có gas, caffein.
Người bị trào ngược axit dạ dày (trào ngược dạ dày thực quản) thường muốn tránh các đồ uống có tính axit cao, chứa caffeine, có gas v́ chúng làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn... Lựa chọn các đồ uống có lợi từ nguồn gốc thực vật, nước khoáng, trà thảo mộc giúp làm giảm t́nh trạng khó chịu này. Dưới đây là một số loại đồ uống nên chọn và nên tránh khi bị trào ngược axit dạ dày.
Đồ uống nên chọn
Trà thảo mộc
Trà thảo mộc giúp cải thiện tiêu hóa và làm dịu các vấn đề về dạ dày, chẳng hạn như đầy hơi, buồn nôn. Một số trà thảo mộc mà người bị trào ngược axit dạ dày có thể chọn như trà hoa cúc, cam thảo, gừng, rễ cây thục quỳnh.
Sữa ít béo hoặc tách béo
Sữa ḅ có thể khó tiêu hóa với một số người. Sữa nguyên kem lại chứa một lượng chất béo đáng kể. Chất béo cũng có thể làm giảm nhu động dạ dày, giữ thức ăn nhiều chất béo trong dạ dày lâu hơn. Người bị trào ngược axit dạ dày nên cân nhắc chọn loại sữa có hàm lượng chất béo thấp hơn như sữa ít béo hoặc tách béo.
Sữa có nguồn gốc từ thực vật
Với người không dung nạp lactose hoặc bị tăng các triệu chứng trào ngược axit do tiêu thụ các sản phẩm từ sữa, sữa có nguồn gốc thực vật có thể là lựa chọn thay thế tốt hơn. Có nhiều loại sản phẩm này như sữa đậu nành, sữa lanh, sữa hạt điều, sữa dừa, sữa yến mạch, sữa hạnh nhân. Các loại sữa có nguồn gốc thực vật khác có hàm lượng chất béo thấp hơn so với hầu hết sản phẩm từ sữa động vật. Chúng có thể an toàn hơn cho những người đang bị trào ngược.
Nước ép, sinh tố hoa quả có tính kiềm
Đồ uống từ các loại trái cây có múi như nước ép dứa, cam thường chua, khiến dạ dày bị kích thích. Nước trái cây ít axit hơn sẽ ít có khả năng gây ra các triệu chứng trào ngược dạ dày ở hầu hết mọi người. Nước trái cây có axit tính kiềm như nước ép lô hội, dưa hấu, dưa chuột, rau bina... sẽ tốt hơn. Với sinh tố cũng vậy, bạn nên chọn các trái cây, rau củ có tính kiềm.
Nước uống
Hầu hết các loại nước đều có tính kiềm, có thể giúp tiêu hóa và vận chuyển thức ăn ra khỏi dạ dày và vào ruột non. Điều này làm giảm các triệu chứng trào ngược axit. Một nghiên cứu năm 2019 của Nhật Bản đăng trên Thư viện Y khoa Mỹ phát hiện ra rằng, uống nước điện phân kiềm có thể giảm các triệu chứng tiêu hóa như trào ngược axit.
Nước dừa
Nước dừa không đường là lựa chọn tốt cho người bị trào ngược axit. Nước dừa nguồn cung cấp chất điện giải hữu ích chẳng hạn như kali. Nó cũng thúc đẩy cân bằng độ pH trong cơ thể, rất quan trọng để quản lư chứng trào ngược axit.
Đồ uống cần tránh
Một số đồ uống có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trào ngược và nên tránh ví dụ như một số loại nước trái cây có tính axit cao, đồ uống có chứa cafein và có ga.
Nước trái cây có tính axit cao
Nước ép cam quưt và cà chua có tính axit cao và có thể làm trầm trọng thêm t́nh trạng mà người bệnh đang gặp phải. Do đó, bạn nên tránh các loại nước chanh, nước cam, nước quưt, nước ép chanh, nước bưởi, nước ép cà chua. Axit citric tự nhiên có trong trái cây họ cam quưt có thể gây kích ứng thực quản. Trong khi dạ dày có thể chịu được thức ăn có tính axit cao hơn th́ thực quản lại không. Nếu bạn bị trào ngược dạ dày thực quản th́ thực phẩm có axit citric có thể trở lại thực quản và gây kích ứng hoặc gây tổn thương.
Cà phê
Một tách cà phê buổi sáng là thói quen hàng ngày của nhiều người nhưng nó không tốt cho người bị trào ngược dạ dày thực quản. Cà phê có thể kích thích tăng tiết axit dạ dày, làm cho nó dễ trào lên thực quản hơn, dẫn đến các triệu chứng trào ngược axit tăng. Các đồ uống có chứa caffein khác chẳng hạn như soda hoặc trà có chứa caffein có thể có tác dụng tương tự. Do đó, bạn nên tránh càng nhiều càng tốt.
Rượu bia
Rượu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến t́nh trạng trào ngược, bất kể là một ly rượu vang hay cocktail. Uống nhiều rượu là yếu tố nguy cơ phát triển trào ngược axit dạ dày và có thể gây tổn thương niêm mạc trong dạ dày và thực quản. Uống một ly rượu trong bữa ăn cũng gây khó chịu với một số người mắc căn bệnh này.
Bên cạnh lựa chọn thực phẩm, điều quan trọng là phải lưu ư đến thời điểm và cách ăn uống sao cho tránh hoặc giảm các triệu chứng trào ngược. Người bệnh cần lưu ư tránh bỏ bữa sáng hoặc bữa trưa v́ có thể dẫn đến ăn và uống quá nhiều vào cuối ngày. Tránh đồ ăn nhẹ hoặc đồ uống, nhất là các loại có gas, caffeine vào đêm khuya có thể gây ợ chua trước khi đi ngủ.
Bạn nên ăn sớm hơn ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ, sau khi ăn không nên nằm ngay. Nâng cao đầu giường để giúp ngăn axit len lỏi vào thực quản khi bạn ngủ. Bạn nên giảm hoặc loại bỏ thức ăn cay và chiên, rượu bia; ăn uống chậm răi. Mọi người có thể phản ứng khác nhau với một số chế độ ăn uống, do đó nên lưu ư sau mỗi bữa ăn.
|